Mô tả các bước sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi bằng công nghệ sinh học.
Vì sao cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi?
Tham khảo:
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi vì ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh, quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có dáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.
Công nghệ sinh học đã được ứng dụng như thế nào trong phòng, trị bệnh vật nuôi? Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là gì?
Công nghệ sinh học đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong phòng, trị bệnh vật nuôi.
Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi là tăng năng suất, tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trình bày ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi:
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi.
Quan sát Hình 8.10, mô tả các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.
Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
- Bước 2: Nghiền nhỏ
- Bước 3: Trộn với chế phẩm vi sinh vật.
- Bước 4: Ủ.
- Bước 5: Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trình bày các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học.
Các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học:
- Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm.
- Bước 2: Tách chiết RNA tổng số.
- Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA.
- Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.
- Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.
Hãy phân tích những lợi ích đem lại cho ngành chăn nuôi từ việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
Tham khảo:
Công nghệ sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
Dưới đây là một số lợi ích chính của công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi:
- Tăng hiệu quả sản xuất: Công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi, giảm tốn kém trong việc sử dụng kháng sinh và thuốc trừ sâu, giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh hơn và tăng hiệu suất sản xuất.
- Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giảm thiểu chi phí dùng thuốc và kháng sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, làm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.
- Tăng tính bền vững: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi giúp tạo ra môi trường nuôi trồng bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong chăn nuôi.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ sinh học có thể giúp tăng chất lượng thịt, sữa và trứng với các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.
Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.
Các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
- Bước 1: Tạo kháng nguyên.
- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.
- Bước 3: Thanh lọc.
- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật sinh sản hữu tính rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Các cây này
A. hoàn toàn mất khả năng sinh sản hữu tính.
B. giống nhau về kiểu gen nhân.
C. hoàn toàn giống nhau về kiểu hình dù chúng được trồng trong các môi trường rất khác nhau.
D. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Đáp án B
Các cây được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô có kiểu gen trong nhân hoàn toàn giống nhau.
Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật sinh sản hữu tính rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Các cây này
A. hoàn toàn mất khả năng sinh sản hữu tính
B. giống nhau về kiểu gen nhân
C. hoàn toàn giống nhau về kiểu hình dù chúng được trồng trong các môi trường rất khác nhau
D. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
Đáp án B
Các cây được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô có kiểu gen trong nhân hoàn toàn giống nhau