Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
5 tháng 8 2023 lúc 18:27

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng. Chăn nuôi bền vững vừa phát triển được kinh tế, xã hội vừa góp phần bảo vệ môi trường vì:
- Chăn nuôi bền vững đem lại năng suất và chất lượng cao, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, tạo thêm việc làm, mở rộng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế
- Chăn nuôi bền vững tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người tiêu dùng và cộng đồng
- Chăn nuôi bền vững tận dụng phụ phẩm nông và công nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi giúp giảm chất thải, bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tận dụng rơm, thân cây ngô, vỏ là mía, bã bia, bã đậu, làm thức ăn cho vật nuôi.

Bình luận (0)
Thắm Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
8 tháng 5 2022 lúc 20:49

tham khảo nha

– Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).(Vd gà, vịt cho trứng, thực phẩm…)
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
Vd nuôi cừu, tằm , trâu(da trâu dùng làm trống)
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.Vd nuôi trâu bò cho sức kéo, phân bón, phụ phẩm

link: https://hoc247.net/hoi-dap/cong-nghe-7/vi-sao-phai-phat-trien-chan-nuoi-toan-dien--faq190678.html

Bình luận (0)
Trần Đỉnh Khiêm
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2019 lúc 17:57

Giải thích: Mục I, SGK/113 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: A

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:47

Phòng bệnh có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi vì không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, không làm vật nuôi chậm lớn.

Bình luận (0)
꧁༺ςôηɠ_ςɧúα༻꧂ ༻
Xem chi tiết
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:24

1. 

 Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.

- Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.

Bình luận (0)
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:24

2. 

NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI Ở NƯỚC TA:

- Phát triển chăn nuôi toàn diện:

- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất (giống, thức ăn, chăm sóc, thú y)

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí (về cơ sở vật chất,năng lực cán bộ)  
Bình luận (0)
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:25

3. 

Sự sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể.

Ví dụ: Khi mới sinh con bò nặng 4kg nhưng sau đó 3 tuần, con bò con tăng cân nặng lên 2kg

– Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phân trong cơ thể.

Ví dụ: gà mái bắt đầu đẻ trứng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:47

Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là một trong những hoạt động quan trọng trong chăn nuôi:

- Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững;

- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Bình luận (0)
Hoang NGo
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
30 tháng 4 2022 lúc 11:16

1.

* Vai trò:

Ngành chăn nuôi cung cấp:

- Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người (Trứng, thịt, sữa...) phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (Lông gia cầm, sừng, da, xương...) Chế biến vắc xin, huyết thanh phục vụ cho ngành thú y và y tế.

- Cung cấp phân bón (Số lượng lớn, chất lượng tốt) cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản

* Nhiệm vụ: Phát triển chăn nuôi toàn diện; Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân; Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lí

2.

- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng. VD:Nguồn gốc từ thực vật:rau,cỏ,rơm,rạ,củ,quả,thân và lá của cây ngô,đậu,... Nguồn gốc từ động vật:được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như:bột cá,bột thịt,bột tôm,... có nhiều protein,khoáng và vitamin.

Phân loại thức ăn vật nuôi:

1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng

2. Nhóm thức ăn giàu protein

3. Nhóm thức ăn giàu chất khoáng

4. Nhóm thức ăn giàu vitamin

VD: Nguồn gốc động vật:bột cá ,bột thịt ,bột tôm...

3. 

- Một số đặc điểm phát triển cơ thể của vật non

Sự điều tiết thân nhiệt chưa hòan chỉnh: Chó con hay được nằm trong ổ để giữ ấm.Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Ở động vật nuôi non hệ tiêu hóa hoạt động chưa tốt. Nên cần phải chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho gà non.Chức năng miễn dịch chưa tốt: Động vật nuôi non dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành. Lợn con dễ bị ốm chết hơn lợn trưởng thành.- Các biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi non:Giữ vệ sinh, phòng bệnhVận động và tiếp xúc với ánh sángNuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa tốtTập ăn sớm các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡngCho bú sữa đầuGiữ ấm cơ thể
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 12:32

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Bình luận (0)