Quan sát hình 16.2 và cho biết vị trí, chức năng của các loại mô phân sinh ở thực vật.
Quan sát các Hình 20.5, hãy cho biết vị trí và chức năng của các loại mô phân sinh trong cây.
Tham khảo:
- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
Phân biệt các loại mô phân sinh ở thực vật về vị trí và vai trò của mỗi loại.
Tham khảo:
Vị trí | Vai trò | |
Mô phân sinh đỉnh | Ngọn cây, đỉnh cành và chốp rễ của cây một lá mầm và hai lá mầm | Mô phân sinh đỉnh ở ngọn cây và đỉnh cành làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của cành Mô phân sinh đỉnh ở rễ làm tăng chiều dài rễ |
Mô phân sinh bên | Chỉ có ở phần thân cây ở cây hai lá mầm. | Làm tăng đường kính của thân |
Mô phân sinh lóng | Chỉ có ở phần lóng ở hây một lá mầm | Làm tăng chiều dài của lóng |
Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật.
- Mô phân sinh đỉnh nằm ở chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ.
- Mô phân sinh bên nằm ở thân cây.
Quan sát hình 30.2 và chỉ vị trí các mô phân sinh
- Mô phân sinh đỉnh chồi: nằm ở đỉnh ngọn, đỉnh chổi, đỉnh cành,…
- Mô phân sinh đỉnh rễ: nằm ở chóp rễ.
- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, cành,…
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.3 để thực hiện các yêu cầu:
1. Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt.
2. Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt.
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
Quan sát hình 54.2, hãy cho biết:
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?
- Mô tả con đường phân tán của các loại hóa chất đó.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường:
+ Trong đất
+ Nước
+ Không khí
+ Sinh vật
- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:
Các chất độc hóa học và chất bảo vệ thực vật theo mưa thấm xuồng đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc chảy xuống ao,hồ, sông, suối, đại dương, một phần hòa tan trong nước bốc hơi vào không khí và theo mưa đi khắp mặt đất.
Quan sát sơ đồ mạch điều khiển ở Hình 14.3 và cho biết:
- Chức năng của mạch điều khiển.
- Loại mô đun cảm biến được sử dụng.
Tham khảo
- Chức năng của mạch điều khiển: Khi độ ẩm của đất thấp, động cơ bơm nước hoạt động để tưới nước; khi độ ẩm của đất cao, động cơ ngừng bơm nước.
- Mô đun cảm biến độ ẩm.
Câu 22. Cơ quan là gì?
A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 23. Cho các đại diện dưới đây:
(1) Nấm sò (2) Vi khuẩn (3) Tảo lục đơn bào (4) Rong
Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.