Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 20:57

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Cái hay của ca dao là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng. Với bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:24

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:37

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

Bình luận (0)
7C18 - Hoàng Lê Bảo Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thái Bình 8A5
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
khanh khanh
4 tháng 3 2023 lúc 21:25

     Đất nước là một đề tài quen thuộc từ xưa đến nay của các nhà thơ nhà văn. Nguyễn Đình Thi chính là một gương mặt tiêu biểu cho đề tài này, Đất nước Nguyễn Đình Thi không giống với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Các câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là các câu dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao. Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:13

   Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích, …Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy. Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.

- Biện pháp tu từ so sánh trong bài: Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.

Bình luận (0)
Hương
Xem chi tiết
da Ngao
Xem chi tiết
Thuy Bui
12 tháng 11 2021 lúc 7:30

tham khảo

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này cơ mà.Tiếp theo, mẹ là người dõi theo từng quá trình lớn lên của chúng ta. Mẹ là người thầy uốn nắn cho con những bài học làm người đầu tiên. Mẹ còn là người bạn luôn ở bên lắng nghe giúp đỡ chúng ta bất cứ khi nào có thể. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Chao ôi!Mọi sự thành công của chúng ta đều có mẹ ở bên hy sinh thầm lặng, cổ vũ và động viên. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.

Bình luận (0)
bánh bao nhân thịt
12 tháng 11 2021 lúc 7:52

Tại sao người biên soạn lại đặt tên đoạn trích trong chương XVIII của tác phẩm "tất đèn"(Ngô Tất Tố) là"tất nước vỡ bờ"( SGK N.Văn8).Em hãy lí giải cụ thể đều này . Giúp mik với mn

Bình luận (0)