Nêu nhiệm vụ , quyền hạn của HĐND xã
Câu 4: Em hãy nêu chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND xã ( phường, thị trấn)? Nêu 2 việc làm mà gia đình em phải đến cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?
bạn tham khảo nha
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
*việc làm mà gia đình em phải đến cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?
-Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ
-Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình
-Xin công chứng một số giấy tờ
-Làm giấy khai sinh cho em gái
-Xin cấp giấy tạm trú tạm vắng…
-Sao giấy khai sinh cho bản thân.
chúc bạn học tốt nha.
chức năng là :
- Bảo vệ người dân
- giám sát hoạt đọng của nhân dân
- làm sáng tỏ những việc sai trái
2 việc là :
- làm giấy khai sinh cho em
- đăng kí sổ đỏ
1.Thế nào là mê tín dị đoan ? tại sao phải chống mê tín dị đoan? 2.Em hãy cho biết HĐND và UBND do ai bầu ra? nêu nhiệm vụ và quyền hạn của UBND thị trấn? 3. thế nào là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ? hãy kể tên di sản văn hóa trên thế giới mà em biết nó thuộc loại di sản nào?
1. -Mê tín dị đoan là tin vào ma quỷ, tôn thờ ma quỷ, sống không đúng với thực tế và các chuẩn mực đạo đức; thường xem bói toán, gieo quẻ và các hành vi lừa lọc dựa trên tâm linh và tâm lí người khác,...
-Phải chống vì:
-Chúng làm con người ta mất dần đi đạo đức
-Khiến ta phải sống trên lo sợ, bóng ma tâm lí luôn đè nặng
-Làm mất đi phẩm giá, tin ngưỡng truyền thống
-Làm nhân dân mê muội, rơi vào đói nghèo, túng thiếu
-Khiến ta không sống đúng với thực tế
.............
2.-Do nhân dân thống nhất để bầu ra
-Quyền hạn và nhiệm vụ: chăm lo đời sống nhân dân, ổn định xã hội hoá, quản lí chặt chẽ trên khu vực được phân phó; ở đây đại diện cho ý chí, lẽ phải, làm chủ mong muốn và nguyện vọng của nhân dân,....
3. -Di sản vật thể là ta có thể ngắm nhìn chúng, chạm tới và chúng luôn hiện hữu trước mắt ta,..
-Văn hoá phi vật thể là chúng không phải là một vật thể mà ta đụng, chạm vào được; chúng thường mang ý nghĩa về tinh thần, văn hoá và tâm linh, chúng có ảnh hưởng to lớn tới nhân loại,...
-Các di sản:
Dân ca quan họ-phi vật thể
Vịnh Hạ Long-di sản vật thể
Hát ca trù-phi vật thể
Hang Pác Pó- di sản vật thể
...........
em hãy nêu chức năng nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn) ?
REFER
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp ...
tham khảo
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp ...
TK - Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp ...
ủy ban nhana dân xã phường thị xã thị trấn có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì ?
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân xã (phường, trị trấn) bầu ra.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của úy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trên các lĩnh vực: đất đai, nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp...
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn).
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lí việc cư trú, đi lại...
+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ tính mạng tự do, danh dự nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì ?
Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra.
Có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiền năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống.
So sánh sự giống và khác nhau giữa nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã phường thị trấn
cần gấp ạ=)
1 Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa?
2 Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
3 Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác?
4 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND,HĐND?
câu 1 : phần b SGDCD 7 , trang 49
câu 2: phần c SGDCD 7, trang 53
câu 3 : phần d SGDCD 7 , trang 52
câu 4 : dấu chấm thứ 2 và 3 SGDCD 7 ,trang 60, 61
Nêu nhiệm vụ , quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân . Nêu nhiệm vụ , quyền hạn của chính phủ và Ủy ban nhân dân .
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước;
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập và giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
Quyết định đại xá
Quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự Nhà nước;
Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;
Quyết định việc trưng cầu ý dân