2. Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài?
Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài?
- Các yếu tố biểu cảm có tác dụng tác động vào tình cảm của người đọc, gợi suy tư, cảm xúc và thái độ đồng cảm nơi người đọc.
- Tăng sức thuyết phục trong các văn bản nghị luận đã học.
Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyển tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.
- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.
- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.
Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
- Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
- Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,...Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản.
Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:
+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.
+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.
+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.
+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.
- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.
Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?
A. Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm
B. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thật và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
C. Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
D. Tổng hợp cả 3 ý trên
- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:
+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận.
+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.
+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.
+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.
- Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:
- Hệ thống luận điểm của bài viết:
- Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:
- Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.
Sau đây là đoạn văn của mình, bạn tham khảo và viết thêm theo ý của bản thân nha
Trong các tác phẩm em học, em ấn tượng nhất với nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Anh làm vật lý địa cầu khiêm khí tượng thủy văn "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất". Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của của cây, mây núi. Em ấn tượng với những phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên ấy. Anh vô cùng mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm) và chu đáo, biết quan tâm đến mọi người (hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe,...) kể cả người mới gặp lần đầu. Ở một mình nhưng anh luôn gọn gàng ngăn nắp ( căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy). Dù ở một mình nhưng anh luôn biết tạo niềm vui trong cuộc sống cho bản thân bằng cách trồng rau, nuôi gà. Đặc biệt anh rất say mê công việc và tinh thần trách nhiệm cao rất nghiêm túc, đúng giờ. Anh rất vui khi được sống cống hiến góp phần phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ. Dù lập được chiến công lớn nhưng anh vẫn rất khiêm tốn khi nói về bản thân cho rằng có rất nhiều người xứng đáng hơn trước ý định vẽ lại bức chân dung của anh từ ông họa sĩ. Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”.
Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.
Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
+ Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.
- Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.
Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:
+ Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.
+ Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).