Em hãy chia sẻ về một lần em đã xử lí được bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó.
Viết và trang trí một thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
Điều này các bạn có thể tham khảo trên internet và tham khảo lẫn nhau các sản phẩm của những bạn cùng lớp!
Chia sẻ trải nghiệm:
Em và bạn đã từng có bất hòa về việc gì? Em đã xử lí bất hòa đó như thế nào?
- Em và bạn cùng nhau làm việc nhóm và thuyết trình trước lớp. Tuy nhiên đến lịch họp nhóm thì bạn lại luôn trễ hẹn, thể hiện sự vô trách nhiệm. Chúng em đã xảy ra cuộc cãi vã.
- Em đã xử lí bất hòa đó bằng cách cùng bạn ngồi lại nói chuyện nhẹ nhàng, nêu những điều em chưa hài lòng về bạn và hi vọng bạn có thể sửa chữa trong những lần họp nhóm tiếp theo. Bạn đã nhận ra lỗi sai và hứa sẽ sửa đổi.
Chia sẻ về một lần em bất hòa với bạn và cách xử lí của em.
Ví dụ có một lần thảo luận làm việc nhóm, 9 người thì 10 ý, em và bạn A bất đồng quan điểm gây tới cãi nhau rất lớn, lúc đó các bạn trong nhóm can ngăn, cô giao giảng hoà, hai đứa em hiểu ra vấn đề nên cũng hạ thấp cái tôi xuống và tiếp tục thảo luận.
Chia sẻ về một lần em đã giúp bạn xử lí bất hòa
Khi nhìn thấy Nam và Hải đang bất hòa vì không ai muốn đi giặt khăn lau bảng. Em đã tiến đến và khuyên hai bạn không nên to tiếng với nhau như vậy và đưa ra giải pháp là Nam sẽ đi giặt khăn và đưa cho Hải để lau bảng.
Hãy chia sẽ những việc mà em đã làm để xử lí bất hòa với bạn bè.
Những việc em đã làm để xử lí bất hòa với bạn bè là:
- Bình tĩnh, kiểm soát cơn nóng giận vì em là một người rất nóng tính.
- Nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự để câu chuyện bớt căng thẳng.
- Xin lỗi nếu mình sai và xin được tha thứ.
- Nhận lỗi và sửa sai khi bản thân mình có lỗi.
- Nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người lớn để làm lành với bạn.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Hãy nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên.
b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết.
a. Cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên:
- Tranh 1: Giữ bình tĩnh, không nóng giận
- Tranh 2: Nói chuyện nhẹ nhàng với bạn
- Tranh 3: Chia bánh để làm hòa với bạn
- Tranh 4: Nói lời xin lỗi với bạn
b. Các cách xử lí bất hòa khác mà em biết: Chủ động làm hòa,...
Quan sát tranh và thảo luận.
a. Bất hòa nào đang xảy ra giữa các bạn? Vì sao?
b. Điều gì xảy ra khi các bạn không xử lí bất hòa?
c. Việc xử lí bất hòa mang lại lợi ích gì?
\(a)\)
\(\rightarrow\) Các bạn bất hòa vì không biết chọn trò chơi nào và 2 bạn nữ đã chọn chơi cầu lông còn 2 bạn nam muốn chơi đá cầu nên mới xảy ra bất hòa.
\(b)\)
\(\rightarrow\) Nếu không xử lí bất hòa thì tình cảm bạn bè sẽ không còn hòa đồng như lúc trước nữa.
\(c)\)
\(\rightarrow\) Xử lí bất hòa mang lại lợi ích bạn bè có thể chơi thân với nhau hơn và hiểu nhau hơn.
Quan sát tình huống và cho biết lợi ích của việc xử lí bất hoà?
Kể thêm các lợi ích khác của việc xử lý bất hòa.
- Lợi ích của việc xử lí bất hoà thông qua tình huống:
+ Giải toả sự căng thẳng, tức giận của cả hai bên.
+ Hàn gắn tình bạn.
+ Làm bền chặt thêm mối quan hệ giữa các bạn với nhau.
- Một số lợi ích khác của việc xử lí bất hoà:
+ Giúp chúng ta hiểu nhau và trở nên gắn kết hơn.
+ Giúp tình bạn trở nên thân thiết.
+ Là bài học cho mỗi người để biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề khôn ngoan hơn.
Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn và cách xử lí bất hòa của em.
Lớp em tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 26.3. Em muốn lớp em tập 1 bài múa nhưng bạn Lan lại muốn diễn kịch. Chúng em đã có sự bất đồng và cãi vã lân nhau. Việc bất hòa khiến em và bạn không còn chơi chung với nhau nữa. Vì vậy chúng em xử lý bằng cách cùng tìm ra điểm tương đồng của nhau, sau đó thống nhất một tiết mục để gắt kết lại và có tiết mục cho ngày 26.3