Cho tam giác DEF cân tại D.Trên cạnh DE và DF lần lượt lấy 2 điểm H và K sao cho DH=ĐK.Gọi giáo điểm của EK và FH là O. Chứng minh rằng a EK=FH b tam giác HOE=tam giác KOF c DO vuông góc với EF
Cho tam giác DEF cân D trên cạnh DE và DF lần lượt lấy 2 điểm h và k sao cho DH=DK.Gọi giao điểm của EK và FH là O.CMR
a,Ek=FH
b,tam giác HOE= tam giác KOF
c,DO vuông góc với EF
a) Ta có HE = DE - DH
KF = DF - DK
Mà DH = DK (gt)
và DE = DF ( △DEF cân tại D )
⇒ HE = KF
Xét △HEF và △KFE có:
HE = KF (cmt)
\(\widehat{HEF}\) = \(\widehat{KFE}\) ( △DEF cân tại D )
EF là cạnh chung
⇒ △HEF = △KFE ( c-g-c )
⇒ FH = EK ( 2 cạnh tương ứng )
b) Theo câu a có △HEF = △KFE
⇒ \(\widehat{OEF}\) = \(\widehat{OFE}\) ( 2 góc tương ứng )
Xét △OEF có:
\(\widehat{OEF}\) = \(\widehat{OFE}\) (cmt)
⇒ △OEF cân tại O
⇒ OE = OF
Ta có: \(\widehat{HEF}\) - \(\widehat{OEF}\) = \(\widehat{HEO}\)
và \(\widehat{KFE}\) - \(\widehat{OFE}\) = \(\widehat{KFO}\)
Lại có: \(\widehat{HEF}\) = \(\widehat{KFE}\) ; \(\widehat{OEF}\) = \(\widehat{OFE}\) (cmt)
⇒ \(\widehat{HEO}\) = \(\widehat{KFO}\)
Xét △HEO và △KFO có:
OE = OF (cmt)
\(\widehat{HEO}\) = \(\widehat{KFO}\) (cmt)
HE = KF ( theo a)
⇒ △HEO = △KFO (c-g-c)
c) Gọi A là giao điểm của DO và EF
Theo câu b có △HEO = △KFO
⇒ HO = OK ( 2 cạnh tương ứng )
Xét △HDO và △KDO có:
DH = DK (gt)
HO = OK (cmt)
DO là cạnh chung
⇒ △HDO = △KDO (c-c-c)
Xét △DCE và △DCF có:
DE = DF (△DEF cân tại D )
\(\widehat{EDC}\) = \(\widehat{FDC}\) (cmt)
DC là cạnh chung
⇒ △DCE = △DEF (c-g-c)
⇒ \(\widehat{DCE}\) = \(\widehat{DEF}\) ( 2 góc tương ứng )
Mà \(\widehat{DCE}\) = \(\widehat{DCF}\) = \(\dfrac{180^0}{2}\) = 900 hay DO \(\perp\) EF
Bài 1: Cho tam giác DEF cân tại D. Trên cạnh DE và DF lần lượt lấy hai điểm H và K sao cho DH =DK. Gọi giao điểm của EK và FH là O. Chứng minh rằng
a) EK = FH
b) DHOE = DKOF
c) DO vuông góc với EF
Bài 2: Cho tam giác nhọn ABC có AB < AC , đường cao AD. Trên đoạn DC lấy điểm E sao
cho DB = DE
a) Chứng minh tam giác ABE cân;
b) Từ E kẻ EF vuông góc với AC (F thuộc AC). Từ C kẻ CK vuông góc với AE (K thuộc AE). Chứng minh rằng ba đường thẳng AD, EF, và CK đồng quy tại một điểm.
Bài 1: Cho tam giác DEF cân tại D. Trên cạnh DE và DF lần lượt lấy hai điểm H và K sao cho DH =DK. Gọi giao điểm của EK và FH là O. Chứng minh rằng
a) EK = FH
b) DHOE = DKOF
c) DO vuông góc với EF
Bài 2: Cho tam giác nhọn ABC có AB < AC , đường cao AD. Trên đoạn DC lấy điểm E sao
cho DB = DE
a) Chứng minh tam giác ABE cân;
b) Từ E kẻ EF vuông góc với AC (F thuộc AC). Từ C kẻ CK vuông góc với AE (K thuộc AE). Chứng minh rằng ba đường thẳng AD, EF, và CK đồng quy tại một điểm.
Bài 3: Cho tam giác đều DEF. Tia phân giác của góc E cắt cạnh DF tại M. Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với DE, đường thẳng này cắt tia EM tại N và cắt tia EF tại P. Chứng minh rằng
a) DDNF cân
b) NF vuông góc với EF
c) DDEP cân
Bài 4: Cho tam giác DEF cân tại D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của DF và DE. Kẻ DH vuông góc với EF
a) Chứng minh EM = FN và DEM = DFN
cho tam giac DEF cân tại D.trên cạnh DE,DF lấy K;H sao cho DK=dh.gọi i là giao điểm của eh và fk.chứng minh a,tam giác ìe cân tại i b,i cách đều 2 cạnh de và df c,di đi qua trung điểm của ef và vuông góc với ef
Cho tam giác DEF vuông tại D (DE< DF), tia phân giác của góc E cắt DF tại M. Trên tia đối của tia ME lấy điểm H sao cho ME = MH, từ điểm H vẽ đường thẳng vuông góc với DF tại N và cắt EF tại điểm K.
a) Chứng minh .
b) Chứng minh EK = HK.
c) Chứng minh rằng MN < MF.
Cho tam giác DEF vuông tại D có DE= 3cm, EF= 5cm
a) Tính độ dài cạnh DE và so sánh các góc của tam giác DEF
b) Trên tia đối của tia DE lấy điểm K sao cho D là trung điểm của đoạn thẳng EK. Chứng minh tam giác EKF cân
c) Gọi I là trung điểm của cạnh EF, đường thẳng KI cắt cạnh DF tại G. Tính GF
d) Đường trung trực d của đoạn thẳng DF cắt đường thẳng KF tại M. Chứng minh ba điểm E, G, M thẳng hàng
a)Xét\(\Delta DEF\)có:\(EF^2=DE^2+DF^2\)(Định lý Py-ta-go)
hay\(5^2=3^2+DF^2\)
\(\Rightarrow DF^2=5^2-3^2=25-9=16\)
\(\Rightarrow DF=\sqrt{16}=4\left(cm\right)\)
Ta có:\(DE=3cm\)
\(DF=4cm\)
\(EF=5cm\)
\(\Rightarrow DE< DF< EF\)hay\(3< 4< 5\)
b)Xét\(\Delta DEF\)và\(\Delta DKF\)có:
\(DE=DK\)(\(D\)là trung điểm của\(EK\))
\(\widehat{EDF}=\widehat{KDF}\left(=90^o\right)\)
\(DF\)là cạnh chung
Do đó:\(\Delta DEF=\Delta DKF\)(c-g-c)
\(\Rightarrow EF=KF\)(2 cạnh t/ứ)
Xét\(\Delta KEF\)có:\(EF=KF\left(cmt\right)\)
Do đó:\(\Delta KEF\)cân tại\(F\)(Định nghĩa\(\Delta\)cân)
c)Ta có:\(DF\)cắt\(EK\)tại\(D\)là trung điểm của\(EK\Rightarrow DF\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(F\)của\(\Delta KEF\)
\(KI\)cắt\(EF\)tại\(I\)là trung điểm của\(EF\Rightarrow KI\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(K\)của\(\Delta KEF\)
Ta lại có:\(DF\)cắt\(KI\)tại\(G\)
mà\(DF\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(F\)của\(\Delta KEF\)
\(KI\)là đg trung tuyến xuất phát từ đỉnh\(K\)của\(\Delta KEF\)
\(\Rightarrow G\)là trọng tâm của\(\Delta KEF\)
\(\Rightarrow GF=\frac{2}{3}DF\)(Định lí về TC của 3 đg trung tuyến của 1\(\Delta\))
\(=\frac{2}{3}.4=\frac{8}{3}\approx2,7\left(cm\right)\)
Vậy\(GF\approx2,7cm\)
Cho tam giác ABC cân tại A.Trên cạnh BC lấy các điểm D,E sao cho BD=CE <1/2 BC.
a) Tam giác ADE ìa tam giác gì ? Chứng minh điều đó.
b) Kẻ DH vuông góc AB (H thuộc AB),kẻ EK vuông góc AC (K thuộc AC).Chứng minh :DH=EK.
c) Gọi O là giao điểm của DH và EK.Chứng minh tam giác ODE cân và HK // DE.
d) CHứng minh AO là trung trực của BC.
Ai xong đầu tiên mk tick cho !!!
a) Xét ∆ADB và ∆AEC có:
AB=AC (gt)
góc ABD= góc ACE (gt)
BD=CE(gt)
=>∆ADB=∆AEC(c.g.c0
=>AD=AC (2 cạnh tương ứng)
=>∆ADE là ∆cân tại A
b)Xét ∆BHD và ∆CKE có:
góc BHD=góc EHC=90
BD=CE(gt)
góc B=góc C(gt)
=>∆BHD=∆CKE(cạnh huyền góc nhọn)
=>DH=EK(2 cạnh tương ứng)(đpcm)
c)∆BHD=∆CKE(cmt) =>góc HDB =góc KEC (2cạnh tương ứng)
mà ∠HDB=∠EDO( đối đỉnh), ∠KEC=∠DEO(đối đỉnh)
=>∠EDO=∠DEO =>∆ODE cân tại O (đpcm)
mị xong đầu tiên
mình chọn b
Cho tam giác nhọn DEF có DE<DF, tia phân giác của góc DEF cắt DF tại I. Lấy K trên EF sao cho ED=EK.
a) Chứng minh tam giác DEI = tam giác KEI.
b) Gọi H là giao điểm của ED và KI. Chứng minh DH=KF.
(Có hình nữa càng tốt nha các bạn. Thank you very much!)
Cho tam giác DEF cân tại D. Gọi N và M lần lượt là trung điểm của DE và DF kẻ DH vuông góc EF tại H.
a. Chứng minh: HE = HF
b. Cho DE = DF = 5cm; EF = 6cm. Tính DH?
c. Chứng minh Góc DEM = góc DFN?
d. Gọi K là trung điểm MN. Chứng minh: D, H, K thẳng hàng?
a: Ta có: ΔDEF cân tại D
mà DH là đường cao
nên H là trung điểm của EF
hay EH=FH
b: EH=FH=EF/2=3(cm)
Xét ΔDHE vuông tại H có \(DE^2=DH^2+HE^2\)
nên DH=4(cm)
c: Xét ΔDEM và ΔDFN có
DE=DF
\(\widehat{EDM}\) chung
DM=DN
Do đó: ΔDEM=ΔDFN
Suy ra: \(\widehat{DEM}=\widehat{DFN}\)
d: Xét ΔNEH và ΔMFH có
NE=MF
\(\widehat{E}=\widehat{F}\)
EH=FH
Do đó: ΔNEH=ΔMFH
Suy ra: HN=HM
hay H nằm trên đường trung trực của MN(1)
Ta có: KM=KN
nên K nằm trên đường trung trực của MN(2)
Ta có: DN=DM
nên D nằm trên đường trung trực của MN(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra D,H,K thẳng hàng
a. xét tam giác DHE và tam giác DHF, có:
D: góc chung
DE = DF ( DEF cân )
DH: cạnh chung
Vậy tam giác DHE = tam giác DHF ( c.g.c )
=> HE = HF ( 2 cạnh tương ứng )
b.ta có: EH = EF :2 ( EF là đường cao cũng là trung tuyến ) = 6 : 2 =3 cm
áp dụng định lý pitago vào tam giác vuông DHE, có:
\(DE^2=DH^2+EH^2\)
\(\Rightarrow DH=\sqrt{DE^2-EH^2}=\sqrt{5^2-3^2}=\sqrt{16}=4cm\)
c.xét tam giác DEM và tam giác DFN có:
DE = DF ( DEF cân )
DM = DN ( gt )
D: góc chung
Vậy tam giác DEM = tam giác DFN ( c.g.c )
=> góc DEM = góc DFN ( 2 góc tương ứng )
d.xét tam giác DKM và tam giác DKN, có:
DM = DN ( gt )
D: góc chung
DK: cạnh chung
Vậy tam giác DKM = tam giác DKN ( c.g.c )
=> góc DKM = góc DKN = 90 độ ( tam giác BNM cân, K là trung điểm cũng là đường cao )
=> DK vuông BC
Mà DH cũng vuông BC
=> D,H,K thẳng hàng
Chúc bạn học tốt!!!