3. Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ , bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ?
Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.
Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng hợp lí, logic, mạch lạc, thuyết phục người đọc, người nghe.
Ví dụ: Ở luận điểm số 2 (Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).
- Ngữ liệu đã sử dụng phương pháp phân tích để chia nhỏ ra vấn đề (các hình thức nghệ thuật) ra để giúp người đọc dễ nhìn nhận, cảm thụ và đánh giá.
- Ở mỗi hình thức nghệ thuật, ngữ liệu đều chỉ rõ tên hình thức đó, được biểu hiện qua từ ngữ nào và tác dụng ra sao.
- Đưa ra bằng chứng đứng ngay phía sau lí lẽ để bổ sung, minh chứng.
- Cụ thể, ở 3a (Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống).
+ “Thông thường, khi muốn thể hiện lối ứng xử, tính cách của nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn sẽ đặt các nhân vật trước những tình huống thách thức khó khăn, nguy hiểm” => lí lẽ.
+ “Trong truyện Chó sói và chiên con, tình huống nguy hiểm ấy là chiên con đang uống nước thì gặp sói, sói kiếm cớ bắt tội để có lí do “trừng phạt” chú chiên tội nghiệp và hợp thức hóa hành động tàn bạo của mình” => bằng chứng đứng ngay sau lí lẽ để làm rõ.
+ “Tình huống và diễn biến ấy khiến cho điều mà người kể chuyện đúc rút, khát quát công khai ở đầu truyện – cái lí luôn thuộc về kẻ mạnh – mỗi lúc một sáng tỏ thêm qua từng chi tiết, từng dòng thơ” => đưa ra tác dụng của hình thức nghệ thuật đó.
2. Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?
- Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp tương trợ, bổ sung làm rõ nội dung lẫn nhau.
- Ví dụ:
• Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.
+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…
+ Bằng chứng: nội dung Truyện Kiều: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẽ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.
→ Như vậy, tác giả muốn đưa những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm về những con người nhỏ bé, bình thường nhưng lại mang tính chất phi thường.
4. Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?
- Sự kết hợp giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện thông qua cách trình bày và lập luận của người đưa ra.
+ Với luận điểm 1: tác giả nêu lên vấn đề xã hội mà người viết quan tâm. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ về việc “con người không bao giờ có thể sống riêng lẻ, đơn độc” và bằng chứng cụ thể trong đại dịch Covid 19, mọi người cùng hợp sức chiến thắng đại dịch.
+ Với luận điểm 2: “khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận”. Tác giả đưa ra lý lẽ “cuộc đời đa sự, con người đa đoan, khó tránh khỏi những xung đột….” và bằng chứng thông qua câu nói của A-thơ Uy-li-am U-a-rơ.
+ Với luận điểm 3: Bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một giải pháp hiệu quả. Tác giả với lí lẽ và bằng chứng trích dẫn từ giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bức tranh Đám cưới chuột đã làm sáng tỏ luận điểm đưa ra.
3. Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.
Sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Thực tế càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé thì nó càng thôi thúc em bé tìm đến với chốn bình yên là cõi mộng ảo. | Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại. |
Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm | Bởi bốn lần, mỗi lần em chỉ quẹt một que, riêng lần thứ năm em quẹt liên tục hết cả bao diêm.
|
Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.
- Sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Thực tế càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé thì nó càng thôi thúc em bé tìm đến với chốn bình yên là cõi mộng ảo. | Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại. |
Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm | Bởi bốn lần, mỗi lần em chỉ quẹt một que, riêng lần thứ năm em quẹt liên tục hết cả bao diêm. |
Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.
Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
+ Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.
- Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.
Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:
+ Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.
+ Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).
Tìm hiểu các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
a) Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ?
b) Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo anh/chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên ý chính của câu văn, đoạn văn?
c) Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt?
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao
Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế...)
Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế
- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng
"Chao ôi!...không nỡ giận." (ví dụ a SGK/trang 137)
Nội dung của đoạn trích
Những câu văn nào có yếu tố nghị luận?
Câu nào nêu vấn đề Người nói đã đưa ra những luận cứ và lập luận như thế nào?
Những câu nào là dẫn chứng để làm rõ luận điểm?
Câu nào kết thúc vấn đề Câu văn có yếu tố nghị luận có vai trò gì?
Thường sử dụng kiểu câu gì? Có sử dụng các cặp quan hệ từ nào?
Từ các câu có yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên, em rút ra bài học gì?