Từ văn bản nước đại Việt ta em hãy viết một đoạn văn suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết
em hãy viết 1 đoạn văn 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch covid 19
Tiếng cú Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (từ 8 - 10 câu) trinh bay suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Từ văn bản"Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng"hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.
Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.
Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…
May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.
Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.
Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.
Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.
Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Từ văn bản"Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng"hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức truyện ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.
Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.
Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì. Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mái, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng : Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…
May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép.
Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.
Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.
Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện ngụ ngôn tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.
Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có như vậy xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Hãy viết đoạn văn từ 6 - 8 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết trong văn bản thánh gióng.SGK trang 20
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của e về:
a, tác hại của thiên tai, lũ lụt
b, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch Covit-19
a.Tham khảo:
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Tham khảo:a
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
tham khảo :
a )Hàng năm trên đất nước ta có biết bao trận lũ lụt xảy ra trên mọi miền đất nước . Không lớn thì nhỏ nhưng nó đều gây ra nhiều tai hại đối với đời sống con người. Những trận lũ lụt kinh hoàng ấy đã cuốn đi biết bao nhiêu là sinh vật vô tội: những con vật nông chăm chỉ sớm hôm , những người nông dân chăm chỉ bên đồng ruộng . Những ngôi nhà bị cuỗm hết những vật thân yêu của nó. Chưa kể đến những người dân phải chịu đói rét vì không có thức ăn. Em luôn mong muốn sẽ học thật giỏi để giúp những người dân tội nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
b ) Covid 19 đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Đã có hàng trăm nhìn người chết và hàng triệu người bị nhiễm. Nhưng ở Việt Nam đến ngày nay dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi khi mà hơn 30 ngày chúng ta không có ca lây nhiễm từ cộng đồng. Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu gọi chính là những thời điểm cần huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết thư “Kính cáo đồng bào” ngày 6-6-1941, kêu gọi toàn thể nhân dân đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại...” Việc cứu nước là việc chung của mọi người Việt Nam, ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm: “Người có tiền, góp tiền, người có của, góp của, người có sức, góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, phần nhiều dựa vào tinh thần đoàn kết một lòng ấy của nhân dân cả nước. Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp toàn cầu. Đến cuối tháng 3, thế giới đã có 72 vạn người nhiễm bệnh, 3,5 vạn người tử vong ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Nhận định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19”. Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Mỗi người dân lúc này là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội... Chúng ta có những chiến sĩ áo xanh ngời sáng phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, chúng ta cũng có những y bác sỹ - chiến sĩ áo trắng đang căng mình ở tuyến đầu của trận chiến chống virus SARS-CoV-2... Chúng ta có những người dân bình dị mà cao quý với những nghĩa cử đẹp, hành vi đẹp, lời nói đẹp. Chúng ta chia sẻ cho nhau niềm yêu thương, sự cảm thông, nỗi lo lắng và tri thức, hiểu biết về dịch bệnh. Chúng ta ủng hộ, lan tỏa điều tốt và đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong khai báo, thiếu trách nhiệm trong giao tế, tiếp xúc xã hội. Chúng ta lên án những kẻ tung tin giả, tin đồn, gây hoang mang và những kẻ đang ra sức lợi dụng tình hình dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Chúng đang ngồi nhặt nhạnh, lắp ghép, tô vẽ những kịch bản tin tức giả mạo để hòng chia rẽ khối đoàn kết mà ta đang vun đắp. Chúng muốn Đảng ta suy yếu, Nhà nước ta suy yếu, đồng nghĩa với việc nhân dân ta mất đi niềm tin. Đoàn kết được nhắc đến nhiều lần, không phải là mỹ từ để hô khẩu hiệu, mà đoàn kết là thực tế hiển hiện sinh động và là yêu cầu gắt gao của thời cuộc. Đoàn kết là sức mạnh. Vậy sức mạnh đoàn kết từ đâu ra? Người Việt hiểu sức mạnh của mình từ đâu đến, bởi vì chúng ta có truyền thống, có lịch sử, có văn hóa và văn hiến làm điểm tựa, chúng ta có sự bền bỉ, kiên tâm vượt qua nghịch cảnh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua chiến tranh, chiến thắng nhân tai, địch họa, thiên tai, dịch bệnh... Bài học của lịch sử để lại và di truyền trong máu chúng ta là tính cố kết cộng đồng được nâng lên thành đoàn kết. Mỗi khi gặp khó khăn thì truyền thống yêu nước, nhân nghĩa lại được lan tỏa, bồi đắp. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay, đoàn kết phải được củng cố vững bền thêm ở những hình thái khác. Đó là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Mỗi người dân góp phần việc của mình, chia sẻ điều kiện của mình là đoàn kết. Rửa tay thường xuyên, tập thể dục, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, cập nhật thường xuyên thông tin, nhắc nhở người thân, gia đình biện pháp phòng dịch... là đoàn kết, là yêu nước. Đoàn kết chính là cách thức mà quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để chung sức, chung lòng đẩy lùi dịch bệnh. Những chuẩn mực xã hội đang được thiết lập, sự tôn trọng dành cho những cá nhân biết tôn trọng quy tắc, kỷ luật và biết cách bảo vệ bản thân, cũng như bảo vệ cộng đồng. Nghịch lý thay nhưng lại rất hợp lý, những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong trận chiến này như “tự cách ly” (self-quarantine), “giãn cách xã hội” (social distancing), cô lập (isolation)... đang là biểu hiện quan trọng của đoàn kết xã hội. Chỉ “ai chỗ nào ở yên chỗ đấy” cũng có thể là biểu hiện của chung tay, của đoàn kết, của thái độ dũng cảm, biết hy sinh và hành động văn minh, kỷ luật, trách nhiệm. Lại nhớ chuyện, tháng 4 năm 1959, đến thăm các kỹ sư trẻ trường Đại học Nông Lâm Hà Nội, với chiếc đồng hồ quả quýt lấy ra từ túi áo, Bác Hồ nói, cái đồng hồ có nhiều bộ phận có chức năng làm việc riêng, nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Để tạo nên mối nối thật sự vững chắc thì mỗi người là một mắt xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng, phát huy khả năng, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”.
-Sau khi học xong văn bản sống chết mặc bay em hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm bản thân đối với mọi người -Sau khi học xong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết dân tộc
tham khảo
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
tham khảo
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
tham khảo
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
c. “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước. Từ nội dung văn bản cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về tinh thần yêu nước (Trình bày khoảng một trang giấy thi ).
Tham Khảo !
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Tham khảo nha em:
Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu tất cả con người sống trên mảnh đất hình chữ S. Một người có lòng yêu nước sẽ luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Lòng yêu nước chính là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người đối công cuộc xây dựng đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa rất lớn. Luôn cố gắng trong học tập, hay công việc để đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Và luôn dang rộng vòng tay để yêu thương và kêu gọi xã hội bằng hành động thiết thực. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn một số bộ phận tiêu cực, phản động. Họ luôn có những hành động, thủ đoạn trái ngược với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Những con người như vậy cần được răn đe và có hình thức xử lý đúng đắn và kịp thời.
Như vậy lòng yêu nước thực sự rất cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội. Có thể nói lòng yêu nước là một truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Vì một tương lai tươi sáng, xã hội văn minh chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp.
từ văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta , em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của e về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Nguồn: Google