Nhận xét về kế hoạch nava ? Mng giúp mình với ạ mai mình thì ời huhu:
1.Nguyễn Chính đưa ra kế hoạch gì? Vì sao? Kết quả
2. Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích
GIÚP MÌNH VỚI !!!
Tham khảo:
Câu 1:
Kế hoạch của Nguyễn Chích là: Trong một buổi họp bàn của các tướng, Nguyễn Chích nói: "Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đất ấy. Nay hãy trước hết thu lấy Trà Lõn , chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cải ở đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ."
Kết quả: Góp phần to lớn vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn
Câu 2:
- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.
- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó
các bạn làm ơn giúp mình trả lời rõ các câu giúp mình với mai mình phải nộp rồi
câu 1: âm mưu của pháp - mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Nava?
câu 2: ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp ( 1945 - 1954 )
câu 3: phân tích tình hình nước ta sau Hiếp định giơ - ne - vơ năm 1954?
câu 4: phân tích hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng ( 9/1960 ) ?
cau 5: so sánh đặc điểm của chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ của mĩ ở miền nam ?
reffer
1/ - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định.
2/- Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
3/ Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
4/1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
2. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
3. Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
- Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà
5/* Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.
- Đều bị thất bại.
* Khác nhau:
Đặc điểm | Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” |
Âm mưu | “dùng người Việt đánh người Việt”. | Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động. |
Thủ đoạn và hành động | “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống” | Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” |
Lực lượng tham gia | Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ | Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh. |
Địa bàn (Quy mô) | Miền Nam | Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. |
Tính chất ác liệt | Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” | Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc |
Giải chi tiết giúp mình câu 2 với câu 3b và c với huhu. Cảm ơn mng ạ
b.
\(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{3}}{2}cos2x-\dfrac{1}{2}sin2x=-cosx\)
\(\Leftrightarrow cos\left(2x+\dfrac{\pi}{6}\right)=cos\left(x+\pi\right)\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}2x+\dfrac{\pi}{6}=x+\pi+k2\pi\\2x+\dfrac{\pi}{6}=-x-\pi+k2\pi\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{5\pi}{6}+k2\pi\\x=-\dfrac{7\pi}{18}+\dfrac{k2\pi}{3}\end{matrix}\right.\)
c.
\(\Leftrightarrow2cos4x.sin3x=2sin4x.cos4x\)
\(\Leftrightarrow cos4x\left(sin4x-sin3x\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}cos4x=0\\sin4x=sin3x\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}4x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi\\4x=3x+k2\pi\\4x=\pi-3x+k2\pi\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=\dfrac{\pi}{8}+\dfrac{k\pi}{4}\\x=k2\pi\\x=\dfrac{\pi}{7}+\dfrac{k2\pi}{7}\end{matrix}\right.\)
2.
\(f\left(x\right)=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{2}cos2x-\dfrac{\sqrt{3}}{2}sin2x-5\)
\(=-\dfrac{9}{2}-\left(\dfrac{1}{2}cos2x+\dfrac{\sqrt{3}}{2}sin2x\right)\)
\(=-\dfrac{9}{2}-cos\left(2x-\dfrac{\pi}{3}\right)\)
Do \(-1\le-cos\left(2x-\dfrac{\pi}{3}\right)\le1\Rightarrow-\dfrac{11}{2}\le y\le-\dfrac{7}{2}\)
\(y_{min}=-\dfrac{11}{2}\) khi \(cos\left(2x-\dfrac{\pi}{3}\right)=1\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{6}+k\pi\)
\(y_{max}=-\dfrac{7}{2}\) khi \(cos\left(2x-\dfrac{\pi}{3}\right)=-1\Rightarrow x=\dfrac{2\pi}{3}+k\pi\)
Giúp mình với ạ Viết bài nói về kế hoạch đi du lịch trong tương lai bằng tiếng anh ạ
Giải giúp mình với ạ mai mình kiểm tra rồi ạ huhu
Em có nhận xét gì về hiệp ước hắt măng(1883) và hiệp ước pa-tơ-nốt(1884)có điểm gì khác nhau?
Giúp vs ạ mai kt rùi (mai mng có kt môn j ko?)
Nhận xét hiệp ước năm 1883:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
Nhận xét hiệp ước năm 1884:
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
==> Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
Nêu cảm nghĩ của em về món thịt kho ngày Tết ( ko phải bài thuyết minh mà là văn biểu cảm ạ ) Giúp mình nhanh nhanh mai mình thì rồi huhu:<
Chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho đặt cùng với chén cơm trắng nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên. Đó là tâm sự chung của các bạn trẻ khi được hỏi món ăn ngày Tết nào khiến họ ấn tượng nhất.
Trong các món ăn ngày Tết, thịt kho tàu là món luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm. Món ăn tuy đơn giản, tưởng dể làm mà làm thì không dễ, nhất là cách chọn thịt, cách ướp gia vị được pha trộn công phu, để món thịt kho thật đậm đà, đúng vị ngon như mong muốn cần có vài mẹo nhỏ để món thịt kho mềm và có màu nâu vàng sóng sánh.
Thịt kho tàu là món ăn hiếm hoi xuất hiện trong cả thực đơn hàng ngày lẫn mâm cỗ Tết. Với thịt, trứng, vị đậm đà, màu sắc bắt mát, món ăn này mang đến sự ấm cúng, sum vầy. Sự hoà hợp các nguyên liệu thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui. Hương vị và ý nghĩa đã khiến thịt kho tàu trở nên quen thuộc và trường tồn cùng Tết Việt.Em cảm thấy nếu tết mà không có nó chắc sẽ không còn là cái tết trọn vẹn nữa.Cảm ơn mẹ đã luôn làm món ngon này mỗi tết cho cả gia đình.
Nghị luận về một đoạn thơ Viếng lăng Bác khổ 1 4 ( huhu đừng lấy trên mạng mà trả lời câu hỏi của mình ạ:(( mình xin cảm ơn các bạn) (mai mình ktra này rồi giúp mình với ạ:(( )
chịu bạn văn nghị luận thoy để tối cô lan gợi ý cho bạn làm nha
mai mình kiểm tra lịch sử rồi ai giúp mình với
đề bài:trình bày chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp về kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - XX từ đó em có nhận xét gì về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX\
giúp mình với ạ mong có bạn có câu trả lời trc ngày mai
Chính sách khai thác :
- Nông nghiệp : đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
- Công nghiệp : khai thác than và kim loại, đầu tư vào một số ngành : xi măng, điện, ...
- Giao thông vận tải : xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt.
- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đề ra các thứ thuế mới.
Nhận xét : Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.