Fake Minh
Viết đoạn văn cho thấy điểm tiến bộ và điểm cần bổ sung so với ngày nay trong quan điểm học tập của Nguyễn Thiếp ( Bàn luận về phép học sgk ngữ văn 8 tập 2 )HELP ME!Điểm tiến bộTư tưởng của Nguyễn Thiếp là nền tảng cho những quan điểm học đúng đắn ngày nay: học để làm người, học đi đôi với hành...Điểm cần bổ sungMục đích của việc không không chỉ là biết rõ đạo làm người, rèn luyện đạo đức mà còn phát triển năng lực trí tuệ, rèn kĩ năng sống, có thể chất khỏe mạnh...để con người phát triển toàn d...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
dương thùy
25 tháng 3 2017 lúc 18:18

1.MB:-dẫn dắt vấn đề

-nêu vấn đề nghị luận: học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau không thể tách rời

2.TB:

LUẬN ĐIỂM 1:tốm được nội dung của văn bản:trong văn bản Nguyễn thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học.Học để làm người từ đó ông phê phán nghiêm khắc lối học hình thức hòng cầu danh lợi bởi nó gây ra tác hại vô cùng to lớn với gia đình và xã hội.Đồng thời ông đưa ra phương pháp học đúng đắn lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc sau đó tuần tự tiến lên học rộng rồi tóm gọn theo điều học mà làm.Có như vậy thì mới có người tài,đất nước thịnh trị.

LUẬN ĐIỂM 2:giải thích khái niệm học và hành

-học được hiểu là quá trình tiếp thu kiến thức và biến những kiến thức ấy thành của mình.Ngày nay việc học không chỉ đơn thuần thông qua sự chỉ dẫn của thầy cô,qua sách vở mà còn qua sự truyền dạy king nghiệm của người lớn ,qua trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm hiểu.

-hành là thực hành ứng dụng vào thực tế

=>thục chất của việc học và hành là sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn chúng ta rút ra ưu khuyết điểm bổ sung cho lí thuyết.Đó là 2 mặt của 1 quá trình thồng nhất nó không hề tách rời mà gắn bó với nhau 1 cách chặt chẽ tác động qua lại với nhau.

LUẬN ĐIỂM 3:tại sao học lại đi đôi với hành

Luận cứ 1:có thể nói trong quá trình học tập kết hợp giữa học với hành là một phương pháp đúng đắnbởi việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức khắc sâu những điều đã học(dẫn chứng)

Luận cứ 2:tuy nhiên việc thực hành cũng rất cần tới lý thuyết.thực hành muốn thành công thì cần vai trò khơi gợi dẫn dắt bởi những kiến thức đã học luôn có vai trò định hướng dẫn dắt khơi gợi cho thực hành

LUẬN ĐIỂM 3:VẬY muốn kết hợp giữa học và hành chúng ta cần phải làm gì

-xác định dược mục đích học tập

LUẬN ĐIỂM 4 LÀ HỌC SINH CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ

3.KB;-KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ

-BÀI HỌC CHO BẢN THÂN

Bình luận (0)
Shizuka
Xem chi tiết
Trịnh kiều Anh
29 tháng 2 2020 lúc 13:54

Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.
Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm!
Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.
Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất.
Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Công Mẫn
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 5 2021 lúc 14:43

Tham khảo nha em:

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

 
Bình luận (0)
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
6 tháng 4 2022 lúc 10:49

tham khảo nha ^^

 

Giới thiệu về luận điểm:

Nguyễn Thiếp đã đưa ra những nhận định hoàn toàn đúng đắn về việc học nhưng từ đó cũng có thể thấy rằng: Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là chưa đúng đắn. Vẫn còn có hiện tượng gian lận trong thi cử, đến trường không còn mang mục đích học của học sinh, sinh viên hiện nay.

- Giải thích:

+ Học thực chất là sự tìm tòi, học hỏi của mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay việc học gần như không còn quan trọng đối với một số phần tử học sinh trong học đường. Họ đến trường chỉ nhằm mục đích đạt được thành tích viển vông, không thực tế. Hay đến trường với mong muốn gặp bạn bè để hội tụ chứ kh cần kiến thức. Và việc thi thực chất hiện nay cũng vậy. Thi cử nhưng vẫn có học sinh gian lận, kh trung thực với mong muốn đạt điểm cao.

- Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy ?

+ Về việc học không thực chất:

++ Do ăn chơi, đua đòi bạn bè nên kh còn muốn đi học. Đi học chỉ mang mục đích "cho vui".

++ Do áp lực từ gia đình, nhà trường với mong muốn con em mình phải có thành tích, phải giỏi, phải học trong sự không thoải mái.

+Về việc thi không thực chất:

++Do lượng kiến thức của mỗi bộ môn trong chương trình giảng dạy là quá lớn làm cho học sinh kh thể tiếp thu đủ kiến thức nên phải gian lận trong thi cử.

++ Do ham muốn thành tích nên gian lận để đạt điểm cao.

- Biểu hiện: Xuất hiện nhiều trong mỗi lớp học, mỗi nhà trường, trong các kì thi đặc biệt là thi đại học hay tốt nghiệp THPT.

- Hậu quả:

+Hình thành nên nhân phẩm không tốt cho bao con người về đạo đức, lối sống.

+ Bao con người có những tấm bằng, chứng chỉ không đúng thực lực của bản thân

+ Cứ như vậy đất nước sẽ hiếm nhân tài vì những tấm chứng chỉ, bằng tốt nghiệp giả.

- Giải quyết: Cần đưa ra biện pháp thiết thực nhất. Mỗi người cha người mẹ cần quan tâm con em mình hơn. Cần có hướng giải quyết mới về phương pháp học tập . Xiết chặt hơn nữa các hành vi gian lận trong thi cử.

- Liên hệ thực tế, liên hệ chính bản thân

- Cảm xúc về luận điểm

Bình luận (0)
Phong badboy
6 tháng 4 2022 lúc 10:56

Giới thiệu về luận điểm:

Nguyễn Thiếp đã đưa ra những nhận định hoàn toàn đúng đắn về việc học nhưng từ đó cũng có thể thấy rằng: Phương pháp học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là chưa đúng đắn. Vẫn còn có hiện tượng gian lận trong thi cử, đến trường không còn mang mục đích học của học sinh, sinh viên hiện nay.

- Giải thích:

+ Học thực chất là sự tìm tòi, học hỏi của mỗi học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay việc học gần như không còn quan trọng đối với một số phần tử học sinh trong học đường. Họ đến trường chỉ nhằm mục đích đạt được thành tích viển vông, không thực tế. Hay đến trường với mong muốn gặp bạn bè để hội tụ chứ kh cần kiến thức. Và việc thi thực chất hiện nay cũng vậy. Thi cử nhưng vẫn có học sinh gian lận, kh trung thực với mong muốn đạt điểm cao.

- Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy ?

+ Về việc học không thực chất:

++ Do ăn chơi, đua đòi bạn bè nên kh còn muốn đi học. Đi học chỉ mang mục đích "cho vui".

++ Do áp lực từ gia đình, nhà trường với mong muốn con em mình phải có thành tích, phải giỏi, phải học trong sự không thoải mái.

+Về việc thi không thực chất:

++Do lượng kiến thức của mỗi bộ môn trong chương trình giảng dạy là quá lớn làm cho học sinh kh thể tiếp thu đủ kiến thức nên phải gian lận trong thi cử.

++ Do ham muốn thành tích nên gian lận để đạt điểm cao.

- Biểu hiện: Xuất hiện nhiều trong mỗi lớp học, mỗi nhà trường, trong các kì thi đặc biệt là thi đại học hay tốt nghiệp THPT.

- Hậu quả:

+Hình thành nên nhân phẩm không tốt cho bao con người về đạo đức, lối sống.

+ Bao con người có những tấm bằng, chứng chỉ không đúng thực lực của bản thân

+ Cứ như vậy đất nước sẽ hiếm nhân tài vì những tấm chứng chỉ, bằng tốt nghiệp giả.

- Giải quyết: Cần đưa ra biện pháp thiết thực nhất. Mỗi người cha người mẹ cần quan tâm con em mình hơn. Cần có hướng giải quyết mới về phương pháp học tập . Xiết chặt hơn nữa các hành vi gian lận trong thi cử.

- Liên hệ thực tế, liên hệ chính bản thân

- Cảm xúc về luận điểm

 
Bình luận (2)
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
Xem chi tiết
Hàn Lâm Nhi
14 tháng 3 2019 lúc 20:20

"Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng ,viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng (Nghệ An), một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề.

Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.

Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần".

Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ở đâu?

- Trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại "đều tùy đâu tiện đấy mà đi học". Học cái gì? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Tử' (1130-1200) - một học giả đời Nam Tống. Nội dung học tập: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không có gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ! Vẫn coi trọng thơ văn, chưa hướng tới khoa học.

Phần cuối, Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật", chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét".

Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui về núi cũ rừng xưa ở ẩn. Ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu "Bàn luận về phép học" với nhũng ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học tập rất đúng đắn tiến bộ, về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân, đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế.

Bình luận (0)
Vũ Minh Hiếu
Xem chi tiết
Thảo Linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 4 2022 lúc 22:22

Trong văn bản Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên những phép học có ý nghĩa rất tích cực và tiến bộ:

- Học tuần tự, tiến lên từ trình độ thấp đến trình độ cao. Cách học này sẽ giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện lâu dài trong việc học.

- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

=> Cách học này giúp người học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất. Như vậy, cần phải biết kết hợp giữa học rộng và hiểu sâu, có cái nhìn toàn diện bao quát song cũng cần biết đi sâu vào chi tiết cụ thể.

- Học phải biết kết hợp với hành; học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một quan điểm đã trở thành chân lí của muôn đời. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống của con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lí thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học cần đi đôi với hành để kiến thức học tập không phải là thứ chết cứng, xa lạ với cuộc đời mà phục vụ đắc lực cho cuộc sống và con người.

Bình luận (0)
sang Nguyen
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 3 2018 lúc 21:56
Từ xưa, ông cha ta dã có nhiều tiến bộ trong tư tưởng giáo dục. Điều đó đã được thể hiện qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Trong bài tấu này, ông đã nêu lên một phương pháp học : “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Đó là một phương pháp học tốt và rất hữu ích mà La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề ra. Tuy nhiên ngày nay, đa số các bạn học sinh vẫn chưa thể thực hiện đúng như lời dạy đó.
Như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dạy “Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn”, có nghĩa là khi học thì chúng ta cần chủ động nắm bắt và biết tóm lược kiến thức lại cho mình. Những điều được ghi trong sách vở đều là những kiến thức cần thiết cho chúng ta nhưng không vì vậy mà ta lại cứ sử dụng và sao chép lại những kiến thức ấy một cách y nguyên mà không biết chọn ra những kiến thức trọng tâm nhất cho chính mình. Chỉ có nắm được kiến thức chính thì khi cần phải áp dụng vào thực tế ta chỉ cần liên hệ thêm với kiến thức mở rộng rồi áp dụng. Nhưng nếu chỉ học rộng mà không tóm lược lại cho gọn thì đến khi cần, ta lại không thể tìm ra được những nội dung cần thiết để đưa vào sử dụng trong từng trường hợp. Thật không may vì ngày nay, nhiều bạn học sinh vẫn có thói quen học tập như vậy, chỉ học một lúc hai ba kiến thức mà không biết cách tóm lược lại, để đến khi làm bài lại không chọn ra được kiến thức nào cần thiết để sử dụng rồi dẫn đến lạc đề hoặc không đi đúng vào trọng tâm bài tập. Thật là một lối học hết sức nguy hiểm!
Còn về phương pháp học “Theo điều học mà làm” của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nói cách khác chính là “học đi đôi với hành” như ông bà ta khi xưa đã dạy. Tại sao vậy? Vì chỉ khi học rồi biết cách áp dụng vào thức tế thì ta mới có thể nhớ rõ, nhớ sâu những kiến thức mình đã được học. Các bạn thử nghĩ mà xem, nếu ta chỉ học suông qua sách vở mà không chịu chăm chỉ làm thêm bài tập thì liệu trong những kì thi, ta có biết cách giải quyết những thắc mắc trong đề bài, làm đúng bài tập một cashc suông sẻ? Thực tế đã chứng minh rằng, đa phần các bạn học sinh biết rõ được phương pháp học và vận dụng kiến thức thì sẽ tiếp thu được kiến thức lâu hơn là những bạn chỉ học qua sách vở mà không biết ứng dụng.
Mặc dù ngày nay đất nước ta đã tiến bộ, nền giáo dục đang ngày càng được nâng cao nhưng việc thực hiện đúng như lời dạy của LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thì có lẽ đó vẫn còn là một việc làm khó. Việc học chỉ để chạy theo bằng cấp đã khiến một số bạn học sinh không còn quan tâm đến việc học và tiếp thu kiến thức như thế nào là đúng đắn nhất. Việc thiếu điều kiện về kinh tế đã dẫn đến việc một số trường học vẫn chưa có đủ những thiết bị và dụng cụ dạy học cần thiết để các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức cho chính mình, Hi vọng rằng trong một tương lai không xa, những hạn chế trong giáo dục bây giờ sẽ được giải quyết, để nước ta có thể hướng tới một nền giáo dục tân tiến nhất.
Tuy đã cách chúng ta một thời gian khá lâu nhưng những lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn rất cần thiết và tất cả chúng ta đều đang cố gắng để thực hiện đúng theo lời dạy đó. Có lẽ, phương pháp học tập đúng đắn và hết sức hữu ích của ông sẽ không chỉ tồn tại ở ngày nay mà là ngày mai và một tương lai xa nữa, để mang đến cho các bạn học sinh phương pháp học tập tốt nhất, giúp ích cho việc học của chính bản thân mình.
Bình luận (1)