Những câu hỏi liên quan
Dang Khanh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
12 tháng 9 2018 lúc 13:22

Hỡi các con, nay các con đã lớn, các con phải biết rõ gốc tích của mình. Vậy cha sẽ kể cho các con nghe.
Cha ta xưa, tức ông nội các con, vốn là một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Ông các con thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch. Thuở ấy miền đất Lạc Việt ta có nhiều loài yêu quái làm hại dân lành. Cha ta giúp dân diệt ưừ được Mộc Tinh, Hồ Tinh, Ngư Tinh, lại dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Người thường về thủy cung ở với mẹ. Khi cần thiết, người mới hiện lên.
Một lần, tình cờ cha gcặp lại mẹ ta tức bà của các con. Mẹ ta vốn người ở vùng núi cao phương Bắc, tên là Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đôn thăm. Mẹ cha ta gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vự chồng, sống với nhau trên cạn ở cung điện Long Trang.
ít lâu sau, mẹ ta có thai rồi sinh nở. Chuyện lạ lùng là mẹ ta không sinh ra một đứa con mà một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con. Trăm anh em ta hồng hào, đẹp đẽ, lớn lên như thổi, ai cũng khôi ngô, khỏe mạnh. Ta nở ra từ quả trứng đầu tiên nên được coi là anh cả.
Một hôm, cha ta vốn quen sống dưới nước, thấy mình không thể sống mãi ưên cạn, bòn từ biệt mẹ ta để trở về thủy cung. Mẹ ta nuôi con, mong chờ mãi mà không thấy cha ta trở lại. Cuối cùng mẹ ta phải gọi cha ta về. Mẹ ta than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là giống Tiên ở chốn non cao. Ta với nàng, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương... Tuy kẻ miền núi, người miền biển những khi có việc thì phải giúp đỡ lẫn nhau, chớ quên lời hẹn.
Thế là cha mẹ và anh em ta chia tay nhau, lên đường. Ta được lên làm vua. Ta lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình ta có quan văn, tướng võ. Còn các con, con trai gọi là quan lang, con gái gọi là mộ làng. Bao giờ hết đời ta thì con trưởng sẽ thay ta làm vua, cũng lấy hiệu là Hùng Vương, cho đôn đời con, đời cháu chắt các con cũng cứ như thế, không được thay đổi.
Các con, đốn đời con cháu các con sau này, hàng trăm hàng nghìn năm sau, cũng phải nhắc nhau biết mình là con Rồng, cháu Tiên, thương yêu giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng phồn vinh, hùng mạnh.

@chikute@

Bình luận (0)
Dang Khanh Linh
12 tháng 9 2018 lúc 20:23

bạn ơi , mik muốn kể chuyện ''Bánh Chưng bánh Giầy''

xin lỗi nhé!

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Serein
19 tháng 10 2019 lúc 21:32

Tham khảo:

Ta chính là vua Hùng trong câu chuyện bánh chưng , bánh giầy . đó là 1 câu chuyện dài : Khi ta về già , muốn truyền ngôi cho 1 người thật xứng đáng , nhưng ta lại có tới 20 người con trai , không biết làm sao . Nhân lễ tiên vương , ta đã truyền lệnh ai làm vừa ý ta sễ được nối ngôi . Khi ta giám xét , thì các con trai ta sai người lên rùng săn thú lạ , xuống biển mài ngọc trai . Nhưng ta lại thấy thằng Lang Liêu là tội nhất. Mẹ nó thì bị ta ghẻ lạnh , lớn lên chăm lo việc đồng áng nên trong nhà chỉ có khoai lúa là nhiều . Đêm , thần dạy nó cách làm đò tế lễ tiên vương . Khi lễ tiên vương đến , thữ tế lễ của nó là 1 chồng bánh hình vuông và hình tròn . Ta đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy vì nó tượng trời . bánh hình vuông là tượng đất ta đặt tên nó là bánh chưng . mĩ vị bên trong lá bọc ngoài ngụ ý nhân dân ta phải đoàn kết , yêu thương nhau. Sau đó , ta truyền ngôi cho Lang Liêu . Và cũng từ đó , tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng , bánh giầy .

~Std well~

#Dư Khả

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
»Hσὰηǥ•Mɨηȟ
19 tháng 10 2019 lúc 21:32

Ta chính là vua Hùng trong câu chuyện bánh chưng ,bánh giầy . đó là 1 câu chuyện dài : Khi ta về già , muốn truyền ngôi cho 1 người thật xứng đáng, nhưng ta lại có tới 20 người con trai, không biết làm sao .Nhân lễ tiên vương, ta đã truyền lệnh ai làm vừa ý ta sễ được nối ngôi. Khi ta giám xét thì các con trai ta sai người lên rùng săn thú lạ ,xuống biển tìm ngọc tra. Nhưng ta lại thấy thằng Lang Liêu là tội nhất. Mẹ nó thì bị ta ghẻ lạnh ,lớn lên chăm lo việc đồng áng nên trong nhà chỉ có khoai lúa là nhiều. Đêm, thần dạy nó cách làm đò tế lễ tiên vương. Khi lễ tiên vương đến, thứ tế lễ của nó là 1 chồng bánh hình vuông và hình tròn .Ta đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy vì nó tượng trời. Bánh hình vuông là tượng đất ta đặt tên nó là bánh chưng, mĩ vị bên trong lá bọc ngoài ngụ ý nhân dân ta phải đoàn kết,  yêu thương nhau. Sau đó, ta truyền ngôi cho Lang Liêu. Và cũng từ đó ,tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng, bánh giầy .

#Minh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Thư
20 tháng 10 2019 lúc 20:22

vương dư khả và hoàng minh ơi

bài này mk đọc trên mạng rồi

ngắn quá nên mk mới nhờ các bạn giúp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Enjin
3 tháng 3 2023 lúc 19:36

Đây cậu nhé, xin lỗi cậu, tớ đọc hơi muộn! 

loading...  

Bình luận (2)
Enjin
3 tháng 3 2023 lúc 18:14

loading...  bạn cố nhìn nhé! Ko thấy thì nhắn tin bảo tớ nhé! Tớ xin lỗi nhé! Bạn thông cảm

Bình luận (2)
tran hoang hai
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 2 2023 lúc 20:23

Tưởng tượng ra thôi nè.

Các ý:

- Giới thiệu bản thân mình.

+ Tôi là Vua Hùng có rất nhiều người con trai, bởi tôi già yếu quá nhưng vẫn chưa biết phải chọn đứa con nào xứng đáng để tôi trao ngôi.

- Hành động của bản thân:

+ Thách đố những đứa con đem đến thứ để cúng .. (gì á quên rồi, bạn coi lại chuyện nha mình lười:")

+ Thấy rất nhiều đứa con kiếm những thứ quý hiếm bình thường,... (dựa theo chuyện kể)

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Băn khoăn suy nghĩ không biết có đứa con nào làm hài lòng mình hay không.

+ Rất trông chờ vào các món ăn mà các đứa con dâng lên vào ngày cúng.

- Dựa theo chuyện kể lại hành động của những người con.

+ Sau đó, nhìn sơ qua một lượt nhưng tôi ấn tượng nhất là món ăn của Lang Liêu bởi sự lạ lẫm của nó.

-> Tôi hỏi nó rằng sao lại dâng lên món này.

-> Nó kể ... (dựa theo chuyện nhe).

- Cảm xúc của bản thân:

+ Cảm thấy đứa con này xứng đáng để mình nhường ngôi.

+ Vui vẻ, hạnh phúc vì đã không còn phải lo nghĩ nhiều thứ nữa.

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
10 tháng 12 2017 lúc 21:53

I. Mở bài:

+) Các cháu của Hùng Vương hỏi tại sao nhân dân ta có tục làm bánh chưng ngày tết.

+) Trả lời và kể

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương nói cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

2. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

Bình luận (0)
Phan Hữu Bảo Linh
9 tháng 12 2017 lúc 22:12

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Bình luận (0)

Dàn ý:

- Mở bài:

+ Các con cháu của vua hỏi tại sao phải làm bánh chưng, bánh giầy

+ Vua dõng dạc kể cho các con, các cháu nghe

- Thân bài:

1. Vua Hùng muốn truyền ngôi:

+ Vua gọi các con lại và nói:" Ta nay đã già muốn truyền ngôi, nhưng không biết chọn ai để truyền ngôi. Sắp tới ngày giỗ tiên vương, ai làm vừa ý ta ta sẽ truyền ngôi "

+ Các con vua không hiểu ý cha, chỉ biết tìm của ngon vật lạ làm lễ Tiên Vương

+ Lang Liêu con trai thứ 18 của vua

+ Trong số các lang, chàng là người khổ nhất vì trước kia mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh ốm mà chết, chàng không sống trong cung điện với các anh em của mình mà sống ở ngoài như những người dân thường

+ Chàng cũng muốn được truyền ngôi, nhưng nhìn quanh nhà thấy khoai, lúa là nhiều

+ Các lang khác sai người lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ dâng lên vua

+ Lang liêu dốc tâm tìm, nhưng mãi không ra. Một hôm, chàng mơ thấy một vị thần nói với cậu:" Con hãy lấy gạo nếp làm hai thứ bánh dâng cho vua nhân lễ Tiên Vương "

+ Thần dạy chàng cách làm bánh. Khi tỉnh dạy chàng làm theo lời vị thần đã dạy

2. Các lang dâng lễ:

+ Ngày lễ Tiên Vương cũng đến, các lang đem lên đều là những món quý

+ Nhìn một lượt rồi dừng trước chồng bánh của Lang Liêu tỏ vẻ rất vừa ý

+ Vua chọn thứ bánh ấy làm lễ Tiên Vương

+ Làm lễ xong vua hỏi Lang Liêu thì Chàng kể lại chuyện được gặp thần và chỉ cho cách là bánh

3. Vua truyền ngôi

+ Vua bàn với các lạc hầu nói:" Bánh hình tròn tượng trưng cho trời nên gọi là bánh giầy. Còn bánh hình vuông bên trong nhân thịt tượng trưng cho đất nên gọi là bánh chưng "

+ Vua rất hài lòng và truyền ngôi cho Lang Liêu

- Kết bài: + Lang Liêu lên làm vua

               + Từ đó nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi

               + Nước ta vào ngày tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy

         DỰA VÀO DÀN Ý TA CÓ THỂ VIẾT THÀNH BÀI VĂN !!!

Bình luận (0)
༺ɦắ¢ тυүếт ℓệ༻
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
12 tháng 9 2018 lúc 18:06

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

-   Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

Bình luận (0)
Luôn yêu bn
12 tháng 9 2018 lúc 18:08

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

-   Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

Bình luận (0)

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!

Chúc bn học tốt.Thanks.

Bình luận (0)
Trân Trần
Xem chi tiết
hưng phúc
30 tháng 9 2021 lúc 20:41

Tham khảo:

  Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi mà không nhất thiết phải là con trưởng. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi và bánh giầy được bàn tay khéo léo của ông làm ra. Khi biết được chuyện tôi là một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng, liền đem lên lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Ngài và các cận thần nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giầy của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

Bình luận (0)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
30 tháng 9 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói:

 

- Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

– Lang Liêu! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

 

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các làng lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

Bình luận (0)
кαвαиє ѕнιяσ
30 tháng 9 2021 lúc 21:28

Cứ mỗi độ tết đến xuân về là nhà nhà lại nao nức nhộn nhịp quây quần bên nồi bánh chưng, gói bánh chưng vào dịp tết đã trở thành một truyền thống gắn liền với con người Việt Nam. Dù nghèo khó, cao sang thì cứ đến dịp tết là mọi nhà đều phải có bánh chưng. Chẳng biết từ bao giờ bánh chưng đã trở thành biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam nhưng ai ai cũng biết đến nguồn gốc ra đời của chiếc bánh này. Toàn bộ câu chuyện về chiếc bánh được lý giải gọn gàng trong sự tích "Bánh chưng bánh giày".

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính đó là một chàng thanh niên tên Lang Liêu. Lang Liêu từ khi sinh ra đã cao quý hơn người thường, chàng là con trai thứ mười tám của vua, là người hiền đức, tài giỏi. Thế nhưng chuyện đời đâu có dễ dàng như con người ta thường tưởng tượng, vốn là con trai vua, là hoàng tử uy nghiêm của một nước nhưng cuộc sống của chàng lại hoàn toàn bình thường. Chàng sống một cuộc sống ảm đạm như bao người khác, chàng tham gia lao động, gắn bó với đồng rộng. Cuộc sống giản đơn vẫn cứ thế êm đềm trôi qua cho đến một ngày cha chàng, Hùng Vương đời thứ sáu đưa ra quyết định chọn người kế vị.

Đó là khi đất nước đã thái bình, đời sống nhân dân ấm no và vị vua cai trị đất nước đã già. Ông nghĩ đã đến lúc nghỉ ngơi và để lại đất nước cho người con có đức, đủ tài để phát triển đất nước phồn thịnh. Và người cha đức độ ấy đã truyền các con của mình đến thử tài, ai làm vừa ý vừa sẽ có được ngôi vị, người kế vị không nhất thiết phải là con trưởng và phải là người đủ đức, đủ tài, kế thừa được ý chí của nhà vua.

Anh em của Lang Liêu sau khi biết đề tài của nhà vua thì ai cũng ra sức sai người lên rừng xuống biển kiếm tìm của ngon vật lạ. Ai cũng muốn dâng lên thứ cao quý, đắt đỏ nhất để thể hiện thành ý của mình. Riêng Lang Liêu, vốn sống cuộc sống nghèo khổ, từ nhỏ quen với ruộng đồng nên không có của cải gì nhiều, trong nhà cũng chỉ có khoai sắn, lúa gạo, những thứ lương thực hằng ngày, và chàng nghĩ dâng lên vua những thứ như thế thì tầm thường quá.

Nhưng rồi ở hiền thì gặp lành, chàng vốn có cuộc sống khổ cực, mẹ chàng không được sự sủng ái của vua nên từ nhỏ đã phải chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Thân là hoàng tử nhưng không được sống trong cung vua, phải lao động đầy vất vả như người bình thường, không kẻ hầu người hạ. Thật vậy mọi khổ cực của chàng đã được thần linh thấu hiểu và rồi trong giấc mơ của mình, chàng đã được Thần linh hiện lên chỉ bảo cách để làm lễ vật dâng lên vua.

Thần vốn chỉ cho chàng biết về giá trị của gạo và khuyên chàng nên lấy gạo làm bánh nhưng rồi với đầu óc thông minh của mình chàng đã biết vo gạo, lấy đậu và thịt làm nhân, còn bên ngoài thì chàng lấy lá dong gói thành hình vuông, đem đi nấu chín. Chàng cũng biết cách đồ gạo nếp, giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Lang Liêu cũng khéo léo đặt tên cho sản phẩm của mình là bánh chưng và bánh giày. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong tượng trưng cho cầm thú, cây cỏ, lá dong bọc ngoài là sự đoàn kết, đùm bọc, chở che nhau. Và nhờ vào sự thông minh cùng với cách đặt tên ý nghĩa mà Lang Liêu đã thu hút được sự chú ý của vua.

Vào ngày dâng lễ vật ai cũng sơn hào hải vị, món ngon thập phương dâng hiến, thế nhưng của con vật lạ lại không bằng thứ bánh làm từ gạo, sản phẩm của một người con nghèo khổ nhưng lại có đức, có tài đúng ý của vua. Và thế là Lang Liêu đã dành chiến thắng, chàng xứng đáng trở thành người kế vị của cha, tương lai sẽ trở thành vị vua tài đức giúp đất nước phát triển, nhân dân no đủ.

Vậy là khi kết thúc tác phẩm "Bánh chưng bánh giày" chúng ta đã biết được về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày. Câu chuyện còn đề cao tinh thần nhân đạo, lấy dân làm gốc, coi trọng sản phẩm của người dân lao động. Không phải thứ gì sáng chói và rực rỡ nhất cũng là thứ cao quý nhất, vậy nên ngoài trau chuốt vẻ bề ngoài thì chúng ta cũng cần phải tu dưỡng đạo đức, không ngừng học hỏi để có kiến thức và hoàn thiện bản thân mình.

Cre: https://vndoc.com

Bình luận (0)
Nguyễn Phước Thiện Lộc
Xem chi tiết
Huy Toàn 8A
5 tháng 7 2018 lúc 9:35

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Bình luận (0)
Huy Toàn 8A
5 tháng 7 2018 lúc 9:37

Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng thì lão đã nghĩ ra một kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành:

- Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.

Anh nông dân thật thà tin ngay vào lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão ta rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.

Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo:

- Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.

Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre.

Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình.

Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, sước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:

- Làm sao cháu khóc?

Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:

- Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.

Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:

- Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần câu “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. Cháu hãy bó lại và đem về nhà.

Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.

Về tới nơi, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẳng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào nhà gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy tre, mà chỉ thấy toàn là đốt tre. Lão cười bảo anh:

- Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu?

Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn “Khắc nhập, khắc nhập”, lão nhà giàu bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Thấy vậy mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn lại bị dính hết vào cây tre. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.

Bình luận (0)
Ngự thủy sư
5 tháng 7 2018 lúc 9:42

hỏi ông google nhanh hơn đó

Bình luận (0)
Ngọcc Bốngg
Xem chi tiết
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 18:45

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!



 

Bình luận (2)