Em hãy cho ví dụ một số việc hàng ngày có thể thực hiện hay không phụ thuộc vào điều kiện.
Em hãy nêu một vài ví dụ về các hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện.
- Nếu em bị ốm thì em sẽ không tập thể dục buổi sáng
Điều kiện : Em bị ốm
Hoạt động : em sẽ không tập thể dục buổi sáng
- Nếu sáng thứ hai không mưa thì lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
Điều kiện : sáng thứ hai không mưa
Hoạt động : lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
Sử dụng cách nói "Nếu...thì...” để nói về ba công việc mà em có thể thực hiện hay không thực hiện tuỳ thuộc vào điều kiện.
Ba công việc mà em có thể thực hiện hay không thực hiện tuỳ thuộc vào điều kiện:
- Nếu trời mưa thì em sẽ không đi đá bóng.
- Nếu mẹ đi làm về muộn thì em sẽ cắm cơm giúp mẹ.
- Nếu em được học sinh giỏi thì nghỉ hè bố sẽ cho em đi du lịch.
Khi nói về một việc chúng ta có thể nêu điều kiện để việc đó thực hiện. Điều kiện thực hiện một việc cho biết khi nào thì làm, khi nào thì không làm việc đó. Em hãy nói về một việc mà em chỉ làm trong một điều kiện thích hợp.
Ví dụ: Em chỉ mặc áo mưa khi trời mưa, em chỉ xem ti vi sau khi hoàn thành xong bài tập,…
Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Ví dụ 1: Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có giống hoa đỏ thuần chủng AA và hoa trắng thuần chủng aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20°C lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa màu trắng trồng ở 20°C và 35°C đều chỉ cho hoa trắng.
Ví dụ 2: những cây môn, cây ráy nếu trồng ở nơi ít nước, khô hạn thì lá sẽ nhỏ còn nếu trồng nơi mát mẻ ẩm ướt thì lá và thân sẽ rất to.
Ví dụ 3: một số loài chồn, cáo xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và có màu vàng hoặc xám.
Ví dụ 4: hoa cẩm tú cầu có màu sắc thay đổi phụ thuộc pH của môi trường đất.
Hãy sử dụng cách nói "Nếu...thì..." để thể hiện việc cần phải thực hiện phụ thuộc vào điều kiện trong những tình huống dưới đây:
Nếu đèn tín hiệu giao thông màu đỏ thì người và phương tiện giao thông phải dừng lại.
Nếu như di chuyển đến trường bằng xe máy thì em cần đội mũ bảo hiểm.
Nếu như trời rét em sẽ cần mặc quần áo ấm.
Hãy cho 1 ví dụ thực tế quá trình ức chế một phản xạ có điều kiện chưa tốt (loại bỏ một thói quen xấu) mà bản thân em đã thực hiện.
tham khảo
- Việc thức khuya nghịch điện thoại nhiều lần dẫ đến hình thành phản xạ có điều kiện
Tham khảo:
- Việc thức khuya nghịch điện thoại nhiều lần dẫ đến hình thành phản xạ có điều kiện
Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc không? Cho một ví dụ trong thực tiễn để minh họa cho câu trả lời của em.
Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc.
Ví dụ: Từ nhà tới hiệu sách là 2 km, từ hiệu sách đến trường là 1 km. Nếu chọn gốc tại nhà thì tọa độ của hiệu sách là 2 km, của trường là 3 km. Nếu chọn gốc tại hiệu sách thì tọa độ của trường là 1 km, của nhà là – 2 km.
Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc.
Ví dụ trong thực tiễn: đi từ nhà em đến trường, trên quãng đường đi thì có đi qua siêu thị.
Chọn trục tọa độ là trục Ox nằm ngang, chiều dương hướng từ nhà đến trường.
- Nếu chọn nhà em là vật làm gốc, thì khi em đến trường tọa độ của em so với gốc là 2500m.
- Nếu chọn siêu thị là vật làm gốc, khi em đến trường tọa độ của em so với gốc là 1500m.
1. Vị trí và tọa độ của một vật có phụ thuộc vào vật làm gốc không? Cho một ví dụ trong thực tiễn để minh họa cho câu trả lời của em.
Ví dụ minh hoạ tốt nhất cho điều chỉnh tăng trưởng quần thể không phụ thuộc vào mật độ là:
A. Suy thoái do cận huyết làm giảm khả năng sinh sản của loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Sự phát tán dịch cúm chim trong trang trại nuôi gia cầm thương phẩm.
C. Biến động theo chu kỳ quần thể vật ăn thịt và của con mồi.
D. Quần thể con mồi của chim bị suy giảm do nước bị ô nhiễm.
Đáp án D
Câu A: Khi kích thước quần thể giảm tức mật độ cá thể thấp thì sự bắt gặp giữa các cá thể cận huyết là cao hơn, và giao phối cận huyết dễ xảy ra dẫn đến suy thoái => ĐÚNG.
Câu B: Khi mật độ cá thể càng cao thì sự tiếp xúc giữa các cá thể là thường xuyên hơn do đó khả năng lây lan dịch bệnh sẽ tăng lên => ĐÚNG.
Câu C: Khi mật độ cá thể tăng thì con mồi sẽ dễ bị vật ăn thịt tiêu diệt hơn là giảm số lượng con mồi, khi mật độ cá thể giảm thì con mồi ít bị vật ăn thịt tiêu diệt hơn, khi đó số lượng vật ăn thịt lại giảm xuống => ĐÚNG.
Câu D: Nguồn nước bị ô nhiễm ở đây là nhân tố vô sinh do đó không liên quan đến mật độ => SAI.