Kể một số sự kiện của gia đình em theo thời gian.
Vẽ đường thời gian về một sự kiện quan trọng của gia đình em. Nhận xét sự thay đổi của gia đình em qua một số sự kiện theo thời gian.
- Gia đình em trở nên gắn bó với nhau và yêu thương nhau hơn. Em được sinh ra mang đến tiếng cười và niềm vui cho gia đình. Bố mẹ trở thành những người có trách nhiệm với gia đình.
- An và Hùng đang kể cho nhau nghe sự kiện gì của gia đình?
- Sự kiện đó diễn ra vào thời gian nào?
An kể về việc gia đình bạn ấy chuyển tới nhà ở mới
Hùng kể về việc mẹ sinh em gái ở bệnh viện vào ngày 11/5
Với sự hỗ trợ của người thân, hãy vẽ đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn đã diễn ra trong gia đình em.
Này tuỳ theo gia đình với những sự kiện lớn nhỏ khác nhau để làm!
Vẽ đường thời gian, nhận xét sự thay đổi của bản thân và gia đình em.
Chuẩn bị: Những bức ảnh hoặc thông tin của gia đình em theo thời gian, bút, giấy, thước kẻ.
Thực hiện:
- Vẽ một đường thẳng và mũi tên thể hiện đường thời gian.
- Sắp xếp những thông tin về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình theo thứ tự thời gian.
- Viết thông tin, vẽ hoặc dán tranh ảnh của gia đình lên đường thời gian.
Chia sẻ:
- Đường thời gian của gia đình em với các bạn.
- Những thay đổi của bản thân em và gia đình theo thời gian.
Cái này các em tự chuẩn bị, anh cho gợi ý một số mốc thời gian:
- Bố mẹ kết hôn.
- Sự kiện từng anh chị em trong nhà ra đời.
- Kỉ niệm cả nhà cùng đi du lịch chung ở xa trong và ngoài nước.
- Kỉ niệm gia đình/ hoặc thành viên trong gia đình đạt giải thưởng cá nhân/ tập thể có tuyên dương, vinh danh.
-v.v.v....
Quan sát đường thời gian về các sự kiện quan trọng của gia đình Minh và cho biết:
- Tên và thời gian diễn ra các sự kiện đó.
- Thứ tự của các sự kiện trên đường thời gian.
- Tên và thời gian diễn ra các sự kiện:
+ Năm 2009: Đám cưới của bố mẹ Minh.
+ Năm 2014: Minh được sinh ra.
+ Năm 2018: Mẹ của Minh sinh em bé.
+ Năm 2020: Minh bắt đầu học lớp 1.
- Thứ tự của các sự kiện trên đường thời gian.
+ Sự kiện 1: Năm 2009: Đám cưới của bố mẹ Minh.
+ Sự kiện 2: Năm 2014: Minh được sinh ra.
+ Sự kiện 3: Năm 2018: Mẹ của Minh sinh em bé.
+ Sự kiện 4: Năm 2020: Minh bắt đầu học lớp 1.
Kể về một ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng trong gia đình em.
Một sự kiện quan trọng của gia đình em đó là ngày em chào đời. Ngày đó là ngày vui vẻ và rất hạnh phúc của bố mẹ em và người thân. trong gia đình khi chào đón một thành viên mới đến mới gia đình.
Hãy nêu sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian.
hình 1: bố mẹ An cưới nhau
Hình 2: An được sinh ra và được bố mẹ đặt tên là An
Hình 3: gia đình An có thêm thành viên mới đó chính là em gái An
Hình 4: An vào lớp 1
Hình 5: gia đình An đang đi du lịch ở Mũi Cà Mau
Chia sẻ:
- Gia đình em thường tổ chức những sự kiện gì?
- Gia đình em đã chi tiêu cho những sự kiện đó như thế nào?
- Xác định những khoản chi tiêu cho một sự kiện gia đình.
- Gia đình em thường tổ chức: Sinh nhật, các ngày lễ kỉ niệm, liên hoan với những thành tích tốt.
- Gia đình em đã chi tiêu chi phí mua đồ ăn, bánh, hoa, quà cho sự kiện.
- Các khoản chi tiêu: Hoa, đồ trang trí, bánh kem, đồ ăn.
hãy kể lại một mẩu chuyện em đã đọc trong đó có các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian chú ý dùng từ ngữ chỉ thời gian một hôm,một lần,ngày trước,tự do,hai năm sau
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện. Có chuyện em còn nhớ lờ mờ, có chuyện em đã quên hẳn. Nhưng có chuyện vẫn khắc sâu trong tâm trí khiến em không sao quên được. Trong số đó là câu chuyện “Những con sếu bằng giấy”. Câu chuyện kể rằng:
Tháng 7 năm 1945, cả nước Mỹ vui mừng khi quân đội chế tạo thành công bom nguyên tử. Có một thứ vũ khí lợi hại trong tay, chính phủ Mỹ đã toan tính và dự định đi gây chiến. Thế rồi chỉ hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ cũng đi đến quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki của Nhật Bản hòng làm cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Hai quả bom đã tàn sát và cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người.
6 năm sau, nước Nhật lại có thêm hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Mỹ ném bom, có một em bé hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Em tên là Xa-da-cô Xa-xa-ki. Thật không may, 10 năm sau em lâm bệnh nặng vi bị nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. Tuy thế, em vẫn lạc quan, ngây thơ tin vào một truyền thuyết. Truyền thuyết đó nói rằng nếu ai bị bệnh mà gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, người đó sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết, khi em mới gấp được 644 con.
Sau khi Xa-da-cô chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưỏng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài
khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.
Câu chuyện kết thúc nhưng hình ảnh thương tâm của em bé Xa-da-cô khiến em suy nghĩ mãi. Em mong sao chiến tranh không còn nữa để mọi trẻ em trên thế giới được sống trong nền hòa bình.
BẠN THAM KHẢO NHA
Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu.
Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca: “Bố thấy khó thở lắm!” Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về.
Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: “Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời”. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi: “Trong việc này, con không có lỗi. Chẳng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông đã qua đời”. Dù sự thật là như thế nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng.
TÍCH CHO TỚ NHA