Nêu những việc nên làm và không nên làm trong xử lí chất thải chăn nuôi gia đình
Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lí chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?
Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi: các loại chất thải hữu cơ (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...).
Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ:
- Mềm bệnh sẽ bị tiêu diệt.
- Rút ngắn thời gian ủ phân.
- Nâng cao chất lượng phân thành phẩm.
Mô tả một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:
Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.
Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.
Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt.
Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.
Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.
Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát triển kinh tế gia đình không liên quan gì đến hàng xóm. Vì không khuyên can được anh A nên ông B người ở cạnh nhà anh A đã làm đơn tố cáo lên Chủ tịch UBND xã X. - Hành vi của gia đình anh A có vi phạm quy định nào của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và sẽ bị xử lí như thế nào? - Gia đình anh A cần làm gì để không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiến hành chăn nuôi phát triển kinh tế?
Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát triển kinh tế gia đình không liên quan gì đến hàng xóm. Vì không khuyên can được anh A nên ông B người ở cạnh nhà anh A đã làm đơn tố cáo lên Chủ tịch UBND xã X. - Hành vi của gia đình anh A có vi phạm quy định nào của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và sẽ bị xử lí như thế nào? - Gia đình anh A cần làm gì để không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiến hành chăn nuôi phát triển kinh tế?
Nêu một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi. Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em.
Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải chăn nuôi:
- Sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) cho vật nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Chăn nuôi có đẹm lót vi sinh.
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Lựa chọn biện pháp phù hợp với thực tiễn của gia đình và địa phương em: địa phương nên áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotics) để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm lượng phát sinh chất thải. Ngoài ra có thể áp dụng chăn nuôi có đệm lót vi sinh. Lớp đệm có ủ với men vi sinh có lợi. Các loại vi sinh vật có lợi sinh trưởng, sinh sản trong lớp đệm lót sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân, do đó làm giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi.
Quan sát Hình 1.4 và nêu ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi nếu không được thu gom, xử li tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nhờ ứng dụng công nghệ cao như công nghệ biogas, việc xử lí chất thải chăn nuôi đã đạt hiệu quả cao, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Trình bày các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.
Các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi: Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học, ủ phân compost, xử lí nhiệt, lọc khí thải.
Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em đã và đang áp dụng biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng biện pháp ủ phân compost.
Ý nào không phải là tác dụng của công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi?
A. Khí sinh học (CH4) làm nhiên liệu trong sinh hoạt, sản xuất
B. Bã thải được dùng làm phân bón cho cây trồng
C. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi
D. Nước thải sau khi xử lí dùng làm nước tưới cho cây trồng