Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 7 2018 lúc 14:02

- Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trổng cây cà phê.

   + Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

   + Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài tuy thiếu nước, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi. Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn. Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê.

- Khó khăn: mùa khô sâu sắc, kéo dài; thiếu lao động có chuyên môn, kĩ thuật; cơ sở hạ tầng còn yếu; công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.

- Các khu vực chuyên canh cà phê: Xếp theo thứ tự về diện tích và sản lượng cà phê nhân (năm 2005): Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai.

- Biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này:

   + Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê.

   + Kết hợp vói công nghiệp chế biến

   + Đa dạng hoá cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cây cà phê chè).

   + Đảm bảo đầu ra cho người sản xuất (đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ nông sản khi giá nông sản xuống thấp,...).

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Anh Triêt
31 tháng 3 2017 lúc 22:20

a) Các điều kiện phát triển cây cà phê

* Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

■ Khí hậu:

+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển.

- Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới.

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém.

- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu.

b) Các vùng chuyên canh cà phê

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

- Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao.

c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên

- Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô.

- Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê.

- Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

- Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê.

- Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.

Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 22:15

a) Các điều kiện phát triển cây cà phê

* Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

■ Khí hậu:

+ Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+ Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển.

- Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới.

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém.

- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

- Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu.

b) Các vùng chuyên canh cà phê

- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

- Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao.

c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên

- Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô.

- Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê.

- Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê.

- Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê.

- Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.


Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 22:16

*ĐK phát triển cây cafe:

a/ Thuận lợi:

– Đất đỏ badan, chiếm 2/3 diệc tích đất đỏ badan cả nước, giàu dinh dưỡng, có tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

– Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thích hợp cây công nghiệp nhiệt đới nhất là cây cafe.

– Người dân có kinh nghiệm trồng cafe.

– Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển & thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.

– CN chế biến & mạng lưới GTVT đang được đầu tư xây dựng.

– Thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhất là xuất khẩu.

b/ Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.

– Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.

– Thiếu lao động có tay nghề.

– CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.

*Các vùng chuyên canh cây cafe:

Cafe chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.

Cafe chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Cafe vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.

*Biện pháp ổn định:

– Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.

– Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.

– Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.

– Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu cafe

Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
29 tháng 2 2016 lúc 11:17

a) Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên

- Địa hình và đất đai thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo; có sự phân hóa theo đai cao, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây cà phê

b) Tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê

Là cây công nghiệp quan trọng số 1 ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cơ cấu cây trồng đa dạng : cà phê chè, cà phê vối. Phân bố rộng, tập trung nhiều ở tình Đăk Lăk

c) Biện pháp để phát triển ổn định cây cà phê vùng này

- Bổ sung lao động : đảm bảo nhu cầu về lương thực

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất cà phê, tìm kiếm ổn định thị trường.

 

chu thị ánh nguyệt
8 tháng 12 2017 lúc 18:57

Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

Bua Tien
Xem chi tiết

Nêu các biện pháp bảo tồn và gây nuôi các loài cá

- Giữ gìn môi trường nước sạch sẽ

- Không đánh bắt cá bằng thuốc nổ,bom,mìn 

- Cấm​ săn​ bắt cá nhỏ 

- Không xả rác hoặc thải ra chất bẩn dưới môi trường nước

- Nghiêm cấm khai thác các loài cá quý hiếm

Nguyễn Công Thành Nam
Xem chi tiết

Các biện pháp bảo tồn và gây nuôi các loài cá có giá trị 

- Giữ gìn môi trường nước sạch sẽ

- Không đánh bắt cá bằng thuốc nổ,bom,mìn 

- Cấm​ săn​ bắt cá nhỏ 

- Không xả rác hoặc thải ra chất bẩn dưới môi trường nước

- Nghiêm cấm khai thác các loài cá quý hiếm

MINHGIABAO ĐỖ
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 11 2018 lúc 16:41

1. Điều kiện phát triên cây cà phê ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Đất trồng: chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

-Khí hậu

+Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nước tưới cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

+Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, cà phô mít với năng suất cao và ổn định. Ở các cao nguyên trên l.000rn khí hậu lại rất mát mẻ thích hợp để trồng cà phê chè.

-Tài nguyên nước

+Các sông Xô Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai có giá trị tương đối lớn về thủy lợi

+Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tưới trong mùa khô

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước

+Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cà phê

-Cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê từng bước phát triển. Sự phát triển các nhà máy chế biến cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cây cà phê ỏ Tây Nguyên

-Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê Việt Nam đã đứng vững trên thị trường thế giới (nhất là thị trường Tây Âu)

-Chính sách: Hàng loạt chính sách có tác dụng thúc đấy sự phát triển cây cà phê

+Chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao dộng trong phạm vi cả nước

+Giao đất lâu dài cho nông dân

+Phát triển cây công nghiệp dể tạo nguồn hàng xuất khẩu

+Chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (trong đó có chế biến lương thực thực phẩm)

+Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu

b) Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh họat

-Đất đai bị đe dọa xói mòn trong mùa mưa

-Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông, dịch vụ kĩ thuật,...

2. Các khu vực chuyên canh cà phê

-phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)

-Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ờ những vùng nóng hơn, chủ yếu ờ tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

3. Các biện pháp đế có thể phát triên ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên

-Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế họach phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê

-Thu hút lao động từ các vùng khác nhau của đất nước, đồng thời tận dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân lộc ở Tây Nguyên. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chê biến cà phê

-Đảm bảo đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê

-Phát triển và nâng cấp chất lượng mạng lưới giao thông, đặc biệt là tuyến đường 14 vì đây là trục giao thông chính theo chiều Bắc - Nam di qua các tỉnh Tây Nguyên

-Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê

-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

-Có chính sách ưu đãi đối với các vùng sản xuất cà phê

-Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê

Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Cao ngocduy Cao
18 tháng 5 2022 lúc 17:55

THam Khảo :

Trong xã hội Êđê truyền thống, nghề thủ công được phân biệt theo giới tính, nếu như công việc của đàn ông là đan gùi và làm rèn thì dệt vải và làm gốm là công việc của người phụ nữ. Trong đó dệt vải là công việc rất được xem trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá người phụ nữ. Trước đây, đã thành truyền thống, bất cứ cô gái Êđê nào khi lớn lên đều được mẹ bày cho cách dệt thổ cẩm, để dệt cho mình những bộ váy và cho cả gia đình của mình sau này. Vì thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn, lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình và góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của người Êđê.

 

Để tạo ra được một sản phẩm (Áo, váy, khố, mền đắp...) phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và mất khá nhiều thời gian, công sức. Quá trình tạo ra sản phẩm dệt được tiến hành theo từng bước, để bắt tay vào công việc người phụ nữ phải chuẩn bị đủ sợi bông đã nhuộm màu và phơi khô, màu nền và các màu để tạo ra hoa văn và 2 bộ công cụ chính là khung giăng sợi và khung dệt. Với nghề dệt vải truyền thống, người phụ nữ Êđê thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng. Họ lấy vỏ hoặc lá của những loại cây rừng khác nhau, mang về đâm nhuyễn, sau đó cho sợi bông đã quay vào khuấy đều để sợi lên màu, mang phơi khô rồi dệt. Về nền vải, người Ê Đê thường chọn màu đen, tượng trưng cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông, núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của người Êđê. Hoa văn trang trí đường viền ở chân váy, cổ áo, tay áo có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau bằng nhiều hình ảnh chiêng, ché, hoa, chim, thú… thể hiện mối quan hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.

 

Điều đặc biệt ở nghề dệt truyền thống của người Êđê chính là khung dệt, đó chỉ là những bộ phận chuyên dùng đơn giản, tách rời nhau, được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đầu tiên, họ phải giăng sợi dọc tạo thành thảm dài theo đường khép kín, khi giăng sợi xong, toàn bộ số sợi trên thảm dọc được xếp theo thứ tự hàng và nằm sát vào nhau, ở đầu trên cao của thảm sợi là cây păđ buộc chặt vào sàn nhà hoặc song cửa sổ. Còn cây msa ở đầu dưới thấp tạo thành mặt phẳng nghiêng có độ chênh 45º, được buộc dây (klei), vòng ra sau lưng của người thợ dệt, dựa vào một tấm gỗ có bề mặt cong (kđŭk). Trong khi dệt, người dệt ngồi ngay trên nền nhà hay ghế thấp hai chân duỗi thẳng về trước, đạp vào một thanh gỗ cố định nằm ngang, việc làm này giúp người dệt tự điều chỉnh độ căng của thảm sợi.

 

Hoa văn trên nền vải của các sản phẩm dệt được bố cục chặt chẽ theo chiều dọc tấm vải, với những mô típ hoa văn truyền thống về động vật, thực vật (kđêˇč mnga wăt – dải cánh hoa, boh rui – quả rui, čim ruôi – chim dang cánh,...), về sinh hoạt nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng (kwak čing – dây treo chiêng, knuak – móc xích treo nhạc cụ, gơng kút – cột nhà mồ,... ), về sinh hoạt kinh tế (mnga ktơr - hình hoa ngô, boh dêh – co chỉ, kưi hna – bẫy nỏ... Hoa văn không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn giúp chúng ta nhận biết được vị thế của người mặc trang phục đó trong xã hội người Êđê như trang phục của tù trưởng, thầy cúng.... Người phụ nữ Êđê dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn làm tặng phẩm cho người thân; những sản phẩm đẹp, độc đáo có thể trao đổi với giá trị bằng một con heo, thậm chí là trâu, bò. Ngày nay, nghề dệt vải đang dần bị mai một, số lượng các nghệ nhân, phụ nữ người Êđê biết dệt ngày càng ít dần bởi sự tác động của sự giao thoa văn hóa, hòa nhập với xu thế hiện đại nên giới trẻ Êđê không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Vũ Quang Huy
18 tháng 5 2022 lúc 17:56

Tham Khảo :

Trong xã hội Êđê truyền thống, nghề thủ công được phân biệt theo giới tính, nếu như công việc của đàn ông là đan gùi và làm rèn thì dệt vải và làm gốm là công việc của người phụ nữ. Trong đó dệt vải là công việc rất được xem trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá người phụ nữ. Trước đây, đã thành truyền thống, bất cứ cô gái Êđê nào khi lớn lên đều được mẹ bày cho cách dệt thổ cẩm, để dệt cho mình những bộ váy và cho cả gia đình của mình sau này. Vì thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn, lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình và góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của người Êđê.

 

Để tạo ra được một sản phẩm (Áo, váy, khố, mền đắp...) phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và mất khá nhiều thời gian, công sức. Quá trình tạo ra sản phẩm dệt được tiến hành theo từng bước, để bắt tay vào công việc người phụ nữ phải chuẩn bị đủ sợi bông đã nhuộm màu và phơi khô, màu nền và các màu để tạo ra hoa văn và 2 bộ công cụ chính là khung giăng sợi và khung dệt. Với nghề dệt vải truyền thống, người phụ nữ Êđê thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng. Họ lấy vỏ hoặc lá của những loại cây rừng khác nhau, mang về đâm nhuyễn, sau đó cho sợi bông đã quay vào khuấy đều để sợi lên màu, mang phơi khô rồi dệt. Về nền vải, người Ê Đê thường chọn màu đen, tượng trưng cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông, núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của người Êđê. Hoa văn trang trí đường viền ở chân váy, cổ áo, tay áo có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau bằng nhiều hình ảnh chiêng, ché, hoa, chim, thú… thể hiện mối quan hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.

 

Điều đặc biệt ở nghề dệt truyền thống của người Êđê chính là khung dệt, đó chỉ là những bộ phận chuyên dùng đơn giản, tách rời nhau, được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đầu tiên, họ phải giăng sợi dọc tạo thành thảm dài theo đường khép kín, khi giăng sợi xong, toàn bộ số sợi trên thảm dọc được xếp theo thứ tự hàng và nằm sát vào nhau, ở đầu trên cao của thảm sợi là cây păđ buộc chặt vào sàn nhà hoặc song cửa sổ. Còn cây msa ở đầu dưới thấp tạo thành mặt phẳng nghiêng có độ chênh 45º, được buộc dây (klei), vòng ra sau lưng của người thợ dệt, dựa vào một tấm gỗ có bề mặt cong (kđŭk). Trong khi dệt, người dệt ngồi ngay trên nền nhà hay ghế thấp hai chân duỗi thẳng về trước, đạp vào một thanh gỗ cố định nằm ngang, việc làm này giúp người dệt tự điều chỉnh độ căng của thảm sợi.

 

Hoa văn trên nền vải của các sản phẩm dệt được bố cục chặt chẽ theo chiều dọc tấm vải, với những mô típ hoa văn truyền thống về động vật, thực vật (kđêˇč mnga wăt – dải cánh hoa, boh rui – quả rui, čim ruôi – chim dang cánh,...), về sinh hoạt nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng (kwak čing – dây treo chiêng, knuak – móc xích treo nhạc cụ, gơng kút – cột nhà mồ,... ), về sinh hoạt kinh tế (mnga ktơr - hình hoa ngô, boh dêh – co chỉ, kưi hna – bẫy nỏ... Hoa văn không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn giúp chúng ta nhận biết được vị thế của người mặc trang phục đó trong xã hội người Êđê như trang phục của tù trưởng, thầy cúng.... Người phụ nữ Êđê dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn làm tặng phẩm cho người thân; những sản phẩm đẹp, độc đáo có thể trao đổi với giá trị bằng một con heo, thậm chí là trâu, bò. Ngày nay, nghề dệt vải đang dần bị mai một, số lượng các nghệ nhân, phụ nữ người Êđê biết dệt ngày càng ít dần bởi sự tác động của sự giao thoa văn hóa, hòa nhập với xu thế hiện đại nên giới trẻ Êđê không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Quang Trương Đình
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Huy
7 tháng 3 lúc 19:57

Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:

- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.

- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.

- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.

- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.