Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 22:05

 

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài  ca dao “Trong đầm gì đẹp    bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen  đã được miêu tả một cách   khéo léo, tài tình

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh     sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng   chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ  ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó,  em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại  câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu  trả lời

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ  ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan      niệm phong kiến về các tầng lớp       người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do  nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra   đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm   chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần    phục của mình đối với nước láng       giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất,    tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng    ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu   ca dao, làm cho trở thành   tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể      trong cây sen để chứng      minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá  xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát   từ ngoài vào trong, rất tự   nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác    dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu    sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ      “chen” nói lên sự kết chặt   giữa hoa và nhị, chứng tỏ   đây là một bông hoa vừa   mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần   bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần     nhiều đều chuyển ngay      sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen”     hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái       “đầm” và mùi “hôi tanh”     cũng được coi là hình ảnh   tượng trưng, ẩn dụ theo     nghĩa bóng

 

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm     cho tâm trạng nhân   vật bất hạnh và có    phần Giôn-xi được hồi sinh

- Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn    bản, cũng tức là cuối   truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại   cho Giôn-xi về cái      chết của cụ Bơ-mơn,   về kiệt tác chiếc lá     cuối cùng

+ Người kể chuyện     không nói hộ ý nghĩ   của nhân vật cụ        Bơ-mơn, lại cố ý bỏ    qua không kể việc cụ  đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong  đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp  dẫn của truyện ngắn  Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

Khẳng định sự đạt đến độ    hoàn mĩ hiếm có trong loại  ca dao vịnh tả cảnh vật      mang tính triết lí trong bài   ca dao Trong đầm gì đẹp    bằng sen

Khẳng định sức hấp    dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối    cùng và kết thúc bất   ngờ

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 10:23

Ý kiến lớn (Về nhân vật em bé thông minh) : Nhân vật thông minh thể hiện trí tuệ dân gian. 

Ý kiến nhỏ 1: Thử thách đầu tiên đề cao sự thông minh trong ứng xử mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. 

Ý kiến nhỏ 2: Thử thách hai và ba khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian. 

Ý kiến nhỏ 3: Nhấn mạnh, nâng tầm trí tuệ dân gian. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:39

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

-         “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

Bình luận (0)
Kinamoto Asaki
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:19

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:13

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 9 2023 lúc 17:17

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

Bình luận (0)
Thanh Ngân
Xem chi tiết