Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
Tôi rất đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình. Bới trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn, từ những việc nhỏ nhất. Chúng ta luôn băn khoăn bởi không biết đâu là lựa chọn tốt hơn và liệu mình có nuối tiếc với quyết định cuối cùng không.
Câu 1 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.
- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.
Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.
- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.
Câu 5 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.
Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ.
Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.
Câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai con đường để đi tiếp.
Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Khổ 3 chú ý đến độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình
Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình
- Chỉ ra bố cục của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ: 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ: 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.