Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
- Lối rẽ bên này: đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây
- Lối rẽ bên kia: cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Cảm nhận về mùa thu được thể hiện như thế nào qua ba khổ thơ đầu? Tại sao lại có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ đó?
Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
=> Niềm tự hào về đất nước.
Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
Khí thế của kiêu binh:
- Quân lính khi nghe thấy tiếng trống thì nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ.
- Khi các cửa đã đóng, quân lính bên ngoài đừng hò reo, quát tháo long trời lở đất.
=> Khí thế của các kiêu binh khá mạnh mẽ, hào hứng, có chút hơi náo loạn và thiếu tính tổ chức.
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
Nhân vật trữ tình đã chọn lối mòn ít có ai đi lại với mong muốn được khám phá thêm nhiều thứ mới lạ.
Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:
- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.
- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.
Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:
- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.
- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.
- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.
Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.
Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?
- Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau.
- Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.
Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào?
Cuộc chiến giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê được miêu tả vô cùng quyết liệt, logic và hấp dẫn, cuộc chiến tưởng như đã phân rõ thắng bại ngay từ đầu nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, Ăng-tê sống lại đến ba lần, để có thể làm rõ được chân tướng Hê-ra-clét đã phải suy luận và tìm ra cách giải quyết, cuối cùng bằng sự thông minh và tư duy sắc bén của mình Hê-ra-clét đã giết chết được Ăng-tê. Cuộc chiến này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của Hê-ra-clét mà hơn thế nữa còn bộc lộ được trí thông minh và tài năng suy luận của chàng.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
- Thời gian: Đêm khuya.
- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.
- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.
- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)
→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.
- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.