Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:22

- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em” có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Na-đi-a. Bởi nó giúp cô cảm nhận được tình yêu mà chàng trai dành cho mình, cảm thấy băn khoăn, trăn trở. Cô gái sẵn sàng trượt tuyết – một công việc cô vốn vô cùng sợ hãi để được nghe lại câu nói đó nhiều lần.

- Cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống một mình để xác định những lời nói ngọt ngào ấy là “gió” hay anh nói. Nếu là “gió nói” thì đó chỉ là tiếng lòng, là khát khao được yêu thương của cô gái ấy. Cô thực sự mong mình muốn đó là những lời nói từ “anh” nhưng nỗi sợ quá lớn khiến cô không thể phân định đó là âm thanh từ đâu. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:44

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.

Lời giải chi tiết:

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:17

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:17

     Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:43

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên để suy nghĩ tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:42

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Lưu ý những câu văn miêu tả tâm trạng của Na-đi-a để giải thích lý do nàng “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Lời giải chi tiết:

     Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:22

Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.

 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:11

- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:44

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện.

- Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Lời giải chi tiết:

- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:41

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:23

Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.”
 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:42

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:21

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.


 

 

 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:36

- Câu văn, đoạn văn như những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương.

+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe.

+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế.

+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn.

+ Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau.

- Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:52

     Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: khi gặp Mầu đã khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu,  táo bạo hơn nữa, lời nói chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Thị Mầu tiến tới hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

     Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

     Bởi lời tỏ tình ấy da diết làm sao, nó chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

Bình luận (0)