Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:20

- Hàng rào cao có đinh nhọn chính là cản trở ngăn cách 2 nhân vật

- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” đã cho thấy sự tò mò, muốn tìm hiểu Na-đi-a

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:41

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý đoạn văn trang 54 để tìm ra câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết:

     Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 20:00

Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt được hiện ra qua đôi mắt của nhân vật Thanh. Đây là nhân vật chính, xuyên suốt tác phẩm. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy vừa phác họa bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, con người; lại vừa có thể biểu thị nội tâm, suy nghĩ của nhân vật chính trước cảnh vật.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:52

- Chỉ dẫn sân khấu:  

(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ

Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)

- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu

- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”

+ “Cấm gía” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:

“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”

+ “Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không có kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua                        

- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

→ Bên cạnh nét giai điệu phóng túng, du dương là nét nhạc trầm lắng cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều. Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:27

- Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra.

- Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra.

- Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản.

- Huyện Trìa: Hạ.

Bình luận (0)
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:51

- Nghêu: chui xuống gầm phản

- Đế Hầu: trốn

- Thị Hến: kêu Nghêu chui xuống gầm phản, kêu Đề Hầu trốn

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:20

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương

+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở

“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:26

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương

+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở

“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:00

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:19

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của viên huyện Tề.

+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:50

Thái độ của các nhân vật:

- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.

- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.

- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 1:52

Thái độ của các nhân vật:

- Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông với dì.

- Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì

=> Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:44

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.

Lời giải chi tiết:

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:17

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

Bình luận (0)