Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
- Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!
Câu 6 (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Tập trung vào đoạn cuối trang 56 để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”:
- Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.
- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a.
→ Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.
Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”:
- Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.
- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a.
→ Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.
Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Thái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.
Thái độ của các nhân vật:
- Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông với dì.
- Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì
=> Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.
Câu 4 (trang 58, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.
- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.
Lời giải chi tiết:
- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.
- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.
- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.
+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.
- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.
Câu 8 (trang 47, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.
- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:
+ Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.
+ Hồi trống giải oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.
+ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.
+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
→ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phân tích:
+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.
+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.
+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.
+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.
+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
- Chỉ dẫn sân khấu:
(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ
Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)
- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu
- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”
+ “Cấm gía” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:
“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”
+ “Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không có kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào:
“Người đâu ở chùa này
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi”
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua
- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”
→ Bên cạnh nét giai điệu phóng túng, du dương là nét nhạc trầm lắng cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều. Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo.
Câu 8 (trang 25, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý nghệ thuật miêu tả nhân vật Đăm Săn
- Sắp chết mười mươi cũng không lùi bước
- Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến
- Tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm
- Đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre
- Bắp chân to bằng đôi xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ
- Sức ngang voi đực, hơi thở tựa sấm
- Nằm sấp gãy rầm sàn, nằm ngữa gãy xà dọc
- Ngang tàn ngay từ trong bụng mẹ
=> Biện pháp nói quá, so sánh.
Câu 8 (trang 72, sgk Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài: hầu như suốt cuộc kháng chiến chống Pháp (1948-1955) bài thơ đã miêu tả một không gian rộng lớn toàn đất nước. Trải dài suốt quá trình chống Pháp, bài thơ mang đậm sự trải nghiệm của tác giả, đầy đủ đắng cay ngọt bùi. Lần đầu tiên bài thơ được đưa vào tập Chiến sĩ (1958). Bài thơ được tổng hợp từ một số bài thơ khác: Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949). Đây là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi nói riêng và thơ kháng chiến chống Pháp nói chung. Chính hoàn cảnh sáng tác đặc biệt đã giúp bài thơ mang đậm hồn của đất nước. Vừa thể hiện được nỗi đau của nhân dân, lại làm nổi bật được niềm tự hào của dân tộc.