Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:11

- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được kể bằng ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn năng. Tuy nhiên, tác giả đã hạn chế phần nào khả năng bao quát của người kể chuyện. 

- Đọc đoạn trích, ta có thể thấy quyền năng có giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba, biểu hiện rõ nhất ở những đoạn miêu tả lời thì thầm của Giăng Van-giăng với Phăng-tin. Tác giả hoàn toàn có thể để người kể chuyện “nghe” và thuật lại toàn bộ lời nói đó cho người đọc nhưng Víc-to Hu-go đã không “cấp” cho người kể chuyện quyền năng đặc biệt ấy. Ông muốn để người đọc có thể tự mình cảm nhận và đưa ra những phán đoán, từ đó hiểu được những triết lý mà tác giả muốn gửi gắm. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:39

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:27

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:49

- Điều thực sự làm nên uy quyền của một con người đấy là việc người ta đại diện cho cái thiện, đại diện cho chính nghĩa, thể hiện lòng thương người và khiến cho những người khác phải nể phục mình. Uy quyền được tạo nên từ sự bình tĩnh, ung dung, hiên ngang, đường hoàng, không phải được tạo nên từ sự bạo lực, ép buộc.

 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:43

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:18

- Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:51

– Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.

– Lý do tôi khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:35

- Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.

- “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:32

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý vào đoạn văn có câu “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi” và tên của nhân vật Giăng Van-giăng trước kia để giải thích lý do.

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”:

- Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.

- Trước kia, ông lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:57

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:46

- Có thể chia văn bản thành hai phần:

+ Phần 1 (từ đầu... “Phăng tin tắt thở”): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin.

+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.

- Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve

Bình luận (0)