Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:12

- Em thích nhất câu thơ cuối trong văn bản, bởi dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:44

Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:55

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:45

Phương pháp giải: 

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận”

Lời giải chi tiết:

Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mỗi dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:46

Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa sứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:19

Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:

a. Câu 3 và 4

– Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

– Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

Advertisements

 

 

– Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

– Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

– Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:46

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → cảm xúc, tình cảm

Lời giải chi tiết:

Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:50

 Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:03

Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:51

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:45

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu → Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:43

- Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ (21/07/1966), dân tộc Hà Nhì. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khưa

- Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

- Tốt nghiệp đại học Sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên

- Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV

- Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên

- Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:56

- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:21

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

Bình luận (0)