Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:09

Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:36

     Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn: Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản. Đó là không gian của biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn. Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

     Lí do để tạo nên sự đặc biệt này, đó chính là: Khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình.

     Hình tượng người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 12:36

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ ngàn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:08

Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:36

- Một số biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng

+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”

→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”

- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:46

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → cảm xúc, tình cảm

Lời giải chi tiết:

Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:50

 Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:32

   Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:12

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 15:30

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình

- Chỉ ra bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:37

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

Bình luận (0)