Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:55

- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 15:40

- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác

→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 14:46

Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.

Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà → Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:41

 Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.

     Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà => Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.

Bình luận (0)
Dark_Hole
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
28 tháng 2 2022 lúc 10:20

Chữ "tôi" trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” \(\rightarrow\) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm của tác giả Thanh Hải trước vẻ đẹp đầy sức sống của đất trời.

Những khổ thơ sau, chữ “ta” \(\rightarrow\) Chỉ cái chung của cộng đồng, của mọi người trong xã hội không chỉ của riêng tác giả, cho thấy nhiều cái “tôi” lí tưởng khác đều mong muốn, khát khao được đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho đời, cho đất nước.

 

\(\Rightarrow\) Từ cái tôi cá nhân đến cái chung của xã hội: niềm khao khát được sống cống hiến cho đời không chỉ là niềm mong muốn của riêng nhà thơ, mà còn là của nhiều người trong xã hội.

\(\Rightarrow\) Việc chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" từ khổ 1 "Tôi đưa tay tôi hứng" sang đại từ nhân xưng "ta" sang khổ 4 "ta làm con chim hót..." thể hiện tư tưởng của nhà thơ Thanh Hải.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2018 lúc 3:53

=> Đáp án B

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:31

    Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.

     Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 15:30

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình

- Chỉ ra bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 17:37

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ: 2 phần.

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:44

Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Bình luận (0)
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:55

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
9 tháng 3 2023 lúc 9:03

     Theo tôi, khi nhân vật đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.

Bình luận (0)