Buddy
Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.a. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.b. Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguy...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 10:26

a.

- Liệt kê: Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

→ Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

b.

- Liệt kê: ...người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

→ Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.

c.

- Liệt kê: ...trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh.

→ Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 4 2018 lúc 8:26

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 10 2023 lúc 20:17

tham khảo

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự: từ xa xưa đến gần (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi - Quang Trung..), từ cao xuống thấp (cụ già- em nhỏ)…

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả khái quát được lòng yêu nước ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.

Bình luận (0)
Mai Anh Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
21 tháng 12 2020 lúc 22:54

Trong câu thơ: " Ung dung buồng lái ta ngồi", tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh của những người chiến sĩ, những người làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh chiến trường đầy khắc nghiệt.

Bình luận (0)
Đinh Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
28 tháng 7 2020 lúc 14:21

Câu 1 : 

+) Ngôi kể thứ 1 : giúp tác giả bộc lộ được tâm tư , tình cảm một cách trực tiếp , làm cảm xúc của nhân vật được thêm chân thực , sống động.

+) Ngôi kể thứ 3 : Làm tăng tính khách quan cho câu chuyện.

Câu 2 : 

Tác dụng : Thể hiện sự tiếp nối về mặt thời gian ( việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau ).

Câu 4 :

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,...

Câu 5 :

(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.

(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.

(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.

(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

TD của cách kể câu truyện : nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu truyện .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Trần Phươnganh
Xem chi tiết
An Trúc
Xem chi tiết
Minh Đức Đỗ
Xem chi tiết