Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:34

Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về Xúy Vân là vốn là một người bình thường, xinh dẹp, nết na mà lại đi giả dại. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:03

Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:20

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương

+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở

“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:26

- Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

- Ngôn ngữ của nhân vật: mang tính hình tượng, tính truyền cảm, mộc mạc, giản dị, giàu giá trị văn chương

+ Thấy được tâm trạng đau khổ vì tự thấy mình đã lỡ làng, dang dở

“Tôi càng chờ đợi, càng trưa chuyến đò”, “Chả nên gia thất thì về ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười” → hình ảnh cô gái càng chờ đợi, càng không thấy con đò tới đã cụ thể hóa sự bẽ bàng, lỡ dở của Xúy Vân.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:52

Nếu ở thời điểm hiện tại, Thúy Vân có thể giải thoát bi kịch bằng cách: sau khi biết chuyện Trần Phương bội tình, Thúy Vân sẽ đến gặp mặt Kim Nham để nói rõ sự tình, không nhất thiết phải cầu xin níu kéo mà ở đây, đến để xin lỗi và xin được tha thứ. Sau đấy, cô sẽ về nhà cha mẹ mình, nói rõ câu chuyện, xin lỗi cha mẹ. Dù sao, lỗi lầm ở đây không thể nói một mình Thúy Vân được. Bố mẹ cô có lỗi sai khi sắp đặt hôn nhân không dựa trên tình cảm của con cái, Kim Nham vô tâm khi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:25

Theo em nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:25

Theo em Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:

- Cuộc hôn nhân của Xúy Vân và Kim Nham là do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu.  Khi nàng mới về nhà chồng cũng là một người vợ tốt, người phụ nữ đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết. 

- Xúy Vân cũng là một cô gái thôn quê bình thường và những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị, cụ thể như là một gia đình có vợ có chồng đầm ấm, hạnh phúc, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì sẽ cùng chồng làm nương, làm ruộng. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình. 

- Có thể nói Xúy Vân là người thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.

Bình luận (0)
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:53

Theo em Xúy Vân đáng thương hơn là đáng trách bởi vì:

- Cuộc hôn nhân của Thúy Vân và Kim Nham là do cha mẹ là sắp đặt vội vàng không hoàn toàn có tình yêu.  Khi nàng mới về nhà chồng cũng là một người vợ tốt, người phụ nữ đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết. 

 

- Xúy Vân cũng là một cô gái thôn quê bình thường và những ước mơ, khát vọng nhỏ bé giản dị, cụ thể như là một gia đình có vợ có chồng đầm ấm, hạnh phúc, chồng cày vợ cấy, đến mùa lúa chín thì sẽ cùng chồng làm nương, làm ruộng. Nhưng những điều ấy lại không được, chồng và gia đình chồng nàng có mộng công danh, ước mơ đỗ đạt làm quan. Trong lúc lạc lõng nhất thì nàng gặp Trần Phương, cái người mà cô coi như tri kỉ, tri âm, người cảm thông với mình. 

- Có thể nói Xúy Vân là người thông minh, khéo léo, đảm đang, khao khát hạnh phúc và dũng cảm tìm đến tình yêu nhưng cô phải giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió ấy và rồi phải trả giá đắt. Khát vọng tình yêu tự do nhưng lại không thể thực hiện được bởi trong xã hội phong kiến, tư tưởng lạc hậu, quan niệm “tam tòng” đã trói buộc số phận người phụ nữ.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:58

Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng:

- Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công / Đắng ca chẳng có chịu được, ức!

- Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu.

- Chờ co bông chín lúa vàng, / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm/

- Ức bởi xuân huyên.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:21

  + Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

  + Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” với thực tế bị chồng xao nhãng,  bỏ bê vì mải mê đèn sách “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu

  + Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:21

Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:27

Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này độc đáo là nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực, tỉnh táo, rất giàu hình ảnh, nhiều ngụ ý thể hiện tâm trạng đau khổ của Xúy Vân về thân phận dang dở, bẽ bàng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:58

  Điệu múa Xúy Vân thể hiện nàng là một người phụ nữ đảm đang, khéo léo “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi”. Là một cô gái lao động, mong ước của nàng thật nhỏ bé, bình thường, cụ thể. Tâm trạng Xúy Vân được thể hiện đặc sắc giữa những câu hát, trận cười điên dại tưởng như vô nghĩa cho thấy nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch của nàng.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:22

Điệu múa Xúy Vân thể hiện nàng là một người phụ nữ đảm đang, khéo léo “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi”. Là một cô gái lao động, mong ước của nàng thật nhỏ bé, bình thường, cụ thể. Tâm trạng Xúy Vân được thể hiện đặc sắc giữa những câu hát, trận cười điên dại tưởng như vô nghĩa cho thấy nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch của nàng.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 19:53

     Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.

     Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.

Bình luận (0)