Vì sao trước khi gieo, người ta thường ngâm hạt trong nước ấm (khoảng 40 °C)?
Vì sao các hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản? Ngược lại, các hạt này cần phải ngâm vào trong nước trước khi gieo?
Tham khảo:
Đem phơi khô hạt sẽ làm giảm hàm lượng nước trong hạt xuống mới tối thiểu nhằm hạn chế tốc độ hô hấp tế bào và ảnh hưởng của các vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, vừa kéo dài được thời gian bảo quản vừa giữ được khả năng nảy mầm của hạt.
Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước?
Khi muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước vì khí ngâm hạt vào nước sẽ giúp kích thích quá trình hô hấp tế bào của hạt giống, giúp hạt nhanh nảy mầm hơn.
Bạn Nam kể trước khi gieo hạt bố bạn ấy thường ngâm hạt vào nước ấm 540C. Em có thể giải thích cho bạn hiểu làm thế có tác dụng gì không
*CÔng nghệ lớp 7 nhé, giúp mình đi
Làm thế để cho hạt nảy mầm nhanh hơn khi gieo trồng, loại bỏ được các hạt kém chất lượng ngay từ đầu. =))
Vì sao trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng?
Trong trồng trọt, người ta thường cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng để tạo điều kiện thuận lợi cho oxygen khuếch tán vào trong đất giúp rễ cây hấp thụ được oxygen một cách dễ dàng → Khi rễ hấp thụ được oxygen, oxygen sẽ là nguyên liệu để thực hiện quá trình hô hấp tế bào giúp tạo ra năng lượng để rễ thực hiện chức năng hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho cây. Nhờ đó, cây có thể sinh trưởng và phát triển được tốt hơn.
a) Tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40oC?
b) Tại sao trong thí nghiệm này dùng hạt nảy mầm mà không dùng cây?
Tham khảo!
a) Phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng \(40^oC\) vì: Hạt bình thường đang ở trạng thái ngủ nghỉ, có quá trình hô hấp tế bào bị ức chế (cường độ hô hấp tế bào thấp). Việc ngâm hạt trong nước ấm khoảng \(40^oC\) nhằm cung cấp đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để kích thích quá trình hô hấp tế bào trong hạt diễn ra mạnh hơn. Nhờ đó, thí nghiệm sẽ có kết quả rõ ràng và nhanh chóng hơn.
b) Trong thí nghiệm này phải dùng hạt nảy mầm mà không dùng cây vì:
- Hạt nảy mầm sẽ có quá trình hô hấp mạnh và không có quá trình quang hợp (lấy khí \(CO_2\) và đào thải \(O_2\)) như ở cây xanh.
- Ngoài ra, do hạt có kích thước nhỏ, dễ dàng chuẩn bị nên việc sử dụng hạt nảy mầm sẽ dễ dàng hơn trong việc bố trí các điều kiện thí nghiệm.
Trong quá trình làm mứt, người ta thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Với những loại quả có vị chua, sau khi ngâm vào nước vôi trong độ chua của quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vậy?
Vị chua ở các quả làm mứt là do có chứa acid. Nước vôi trong bản chất là base. Độ chua giảm là do acid trong các quả đó được trung hoà bởi nước vôi trong tạo muối.
Bài 2: Dựa theo truyện Nâng niu từng hạt giống, trả lời câu hỏi:
1. Câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống
Nhà khoa học Lương Định Của đã lai tạo cho nước ta được rất nhiều giống lúa mới.
Năm ấy, mùa đông vô cùng giá rét. Một người bạn nước ngoài của ông gửi về cho ông mười hạt thóc quý. Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét. Ông liền chia mười hạt giống thành hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ năm hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
2. Trả lời câu hỏi:
a. Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
...................................................................................
b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
................................................................................................
c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xin mọi người hãy trả lời câu hỏi này. Tạm biệt mọi người!!!
a,mười hạt thóc giống quý , b,ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét ,
2. Trả lời câu hỏi:
a. Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
- Viện nghiên cứu nhận được mười hạt thóc giống quý.
b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay mười hạt giống quý?
- Ông không muốn những hạt giống quý nảy mầm rồi chết vì giá rét.
c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- Ông chia mười hạt thóc làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối khi đi ngủ ông ủ năm hạt thóc vào trong người rồi trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm hạt thóc nảy mầm.
Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng.
Tham khảo!
- Cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng: Các hạt giống đang ở trạng thái ngủ nghỉ (quá trình hô hấp bị ức chế). Việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng giúp cung cấp đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để kích thích quá trình hô hấp ở hạt. Khi cường độ hô hấp ở hạt tăng, sẽ tạo ra vật chất và năng lượng phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, từ đó, kích thích hạt nảy mầm.
Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước khi ăn?
Ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước khi ăn sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có trong ra vì muối sẽ làm nước trong các tế bào vi khuẩn đi ra ngoài môi trường theo cơ chế thụ động và làm các vi khuẩn này không hoạt động được và chết đi.