Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 6 2018 lúc 14:04

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

Phạm Dung
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 3 2023 lúc 21:00

1. Thơ em tự chép tiếp

2. Khổ thơ vừa chép được trích trong tác phẩm ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác năm 1969

3. BPTT: Hoán dụ

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu sức gợi

Cho thấy niềm yêu nước, căm thù giặc của người lính

4. Qua khổ thơ, em nhận thấy cuộc sống chiến đấu của người lính vô cùng khó khăn và gian tuy nhiên tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng luôn nhen nhóm trong tim của mỗi người lính càng khiến cho vẻ đẹp tâm hồn thêm sáng ngời

_mingnguyet.hoc24_

Kim Ngân Lương thị
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 20:48

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
15 tháng 3 2022 lúc 20:48

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

huy nguyen
Xem chi tiết
Lê Bảo Châu
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 7 2021 lúc 15:53

1. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

2. Vi phạm phương châm về chất. Vì nhà không ổn nhưng vì muốn con yên tâm công tác, bà muốn cháu viết thư giấu bố

3. Đoạn thơ nhắc đến 2 ngọn lửa. Sự khác nhau đó là 1 ngọn lửa của giặc, ngọn lửa tàn phá những ngôi nhà, ngọn lửa thứ 2 là ngọn lữa bếp, ngọn lửa bình yên

4. Bà là người thương con, quý cháu, hết lòng chăm sóc cho cháu lại lo lắng cho các con đang ở xa

5. Đó là bài thơ ''Tiếng gà trưa'' của Xuân Quỳnh

 

Trần Vũ Minh Huy
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 16:54

Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ thơ trên.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Câu 2: Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ "Quê hương". Của Tế Hanh

Câu 3: Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế với nỗi niềm yêu nhớ quê hương da diết.

Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ cuối của đoạn thơ.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

BPTT:

- so sánh "như": tăng giá trị diễn đạt hình ảnh cánh buồm qua đó diễn đạt cảm xúc của tác giả là cánh buồm gắn bó với làng quê người, là một mảnh hồn không thể thiếu.

- nhân hóa "rướn", "thâu góp": làm hình ảnh cánh buồm thêm sinh động, người đọc hình dung rõ hơn việc làm của cánh buồm và người dân làng chài một cách sâu sắc tinh tế.

Câu5: Xét theo mục đích nói, 6 câu thơ trên thuộc kiểu câu: Trần thuật.

Chúng dùng để: thể hiện hình ảnh sinh động cảnh làm việc của người dân và chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm.

Câu 6:  Bài thơ gợi cho em những cảm xúc , suy nghĩ gì về tình yêu quê hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam?

- Gợi cho em cảm xúc càng thêm tình yêu về quê hương mình, yêu mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên.

- Gợi cho em suy nghĩ rằng cần phải học hành thật chăm chỉ, cống hiến tài năng sức lực của bản thân giúp quê mình phát triển hơn.

Câu 7. Hãy viết đoạn văn tổng –phân –hợp (khoảng 10-12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân câu nghi vấn)

Tế Hanh không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác. " rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại, qua đoạn thơ trên ta cũng có thể hiểu được phần nào tấm lòng, tâm tình của Tế Hanh dành cho quê hương, đặc biệt là với con người làng chài. Tất cả cảnh sinh hoạt của người làng chài cũng đơn giản, bình thường như con người bình thường mà thôi. Nhưng đối với người đã "yêu", mọi thứ lập tức hóa " thương". Khép lại bài văn trên, ta kết luận rằng Tế Hanh chính là một người "họa sĩ" tài tình, vẽ ra bức tranh sin hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 11 2019 lúc 3:43

Đáp án

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

Nguyễn Thị Thuỳ
Xem chi tiết
Linh Linh
4 tháng 6 2021 lúc 20:43

câu 1:

mùa xuân mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.tg ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.

câu 2

mọc giữa dòng sông xanh

một bông hoa tím biếc 

ơi con chim chiền chiệc

hót chi mà vang trời

từng giọt long lanh rơi

tôi đưa tay tôi hứng

Hoàng Hùng Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huy Toàn
27 tháng 2 2022 lúc 15:12

Nghệ thuật là điệp ngữ, câu hỏi tu từ

Tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ da diết một thời vàng son của hổ khi còn là "Chúa sơn lâm"