Chú ý những quy định của keo vật thờ.
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự sau: Các đô vật được lựa chọn bắt đầu nghi lễ bái tổ, nghi lễ “xe đái” và thực hiện keo vật thờ.
– Quy định của keo vật thờ là:
+ 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.
+ Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả 2 Đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.
Mục đích của keo vật thờ là gì?
Mục đích của keo vật thờ là giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công
Chú ý: Những quy định nghiêm ngặt về hoạt động sau ngày lễ chính?
Sau lễ cúng, 9 ngày sau người lạ mới được vào làng. Nếu chẳng may có người lạ vào người đó phải chuẩn bị lễ vật để cúng lại.
Chú ý những chi tiết cho thấy rõ cách suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền.
cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê.
Chú ý những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền.
Những chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền:
- Cửa hàng cô chỉ bán hoa giấy, chỉ một mình cô làm.
- Cô bán một căn nhà ở Hàng Bún cho người bạn ở kháng chiến về.
- Khi chồng muốn mua máy in để kinh doanh, cô tính toán và thuyết phục chồng từ bỏ ý định.
=> Cô Hiền là người thức thời, linh động trước thời cuộc.
Chú ý quy định trong mỗi bước của cuộc thi.
Tham khảo!
- Bước 1: thi làm gạo: Sau hồi trông lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.
- Bước 2: Tạo lửa và lấy lửa: Tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này) áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng một km, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.
- Bước 3: Nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.
Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây :
Em hãy chú ý tới trang phục, cảnh vật xung quanh mỗi người trong bức tranh để xác định nghề nghiệp của họ.
1. Công nhân 2. Công an
3. Nông dân 4. Bác sĩ
5. Lái xe 6. Người bán hàng
Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
Em hãy đọc đoạn 3 của bài và chú ý tới thái độ của các con vật.
Những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế là:
- Những anh gọng vó: bái phục nhìn theo.
- Những ả cua kềnh: âu yếm ngó theo.
- Đàn ăn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
Bài làm cần có các nội dung sau:
- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".
+ Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?
Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.
+ Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?
Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.
- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:
+ Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?
NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.
- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.