Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng.
Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.
Những biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
Quan sát Hình 30.3, mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
Hoạt động đóng mở của khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trong cơ thể thực vật.
Hãy quan sát và mô tả sự vận hành của hệ thống cửa đóng mở tự động ở Hình 15.1.
Cánh cửa tự mở ra khi có người đến. Do có hệ thống cảm biến nên khi có người lại gần cửa sẽ tự động mở ra.
Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng.
Cơ chế đóng mở dựa trên sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng:
- Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (K+, malate, sucrose) sẽ trương nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.
- Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ khí đóng lại.
Quan sát hình 23.3, mô tả cấu tạo khí không. Chức năng khí khổng là gì?
-Cấu tạo:
+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.
+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu
-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây
Cấu tạo của một khí khổng có đặc điểm
(1) Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau.
(2) Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
(3) Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đều, thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài.
(4) Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng là
A. I, II
B. III, IV
C. I, IV.
D. I, III
Quan sát Hình 27.1, mô tả cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hình hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng. Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hình hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?
A. Thực vật C4
B. Thực vật C3
C. Thực vật C4 và CAM
D. Thực vật CAM
Đáp án D
Thực vật CAM có khí khổng đóng vào ban ngày để hạn chế mất nước và mở vào ban đêm để lấy CO2.
Nhóm thực vật nào có hoạt động đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm?
A. Thực vật C4
B. Thực vật C3
C. Thực vật C4 và CAM
D. Thực vật CAM.
Đáp án D
Thực vật CAM có khí khổng đóng vào ban ngày để hạn chế mất nước và mở vào ban đêm để lấy CO2.