Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phạm huỳnh minh hiếu
Xem chi tiết
huyOLM
26 tháng 12 2023 lúc 21:21

ê có phải là hiếu cẩm sơn ko

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2017 lúc 14:37

Ví dụ một số bài thơ của nhà thơ Tố Hữu.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng....

Đặng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Vy
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:15

t:  - Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 

Đinh Văn Dũng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

1.Bánh giá chợ Giồng Mắm còng Phú Thạnh 

2. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ 

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 

Anh dìa học lấy chữ nhu 

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ 

Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 
DÂN CA : 
- Hò ơ Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy 
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng 
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang 
Có thương nhớ gã... (ờ) 
Hò ơ... Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa. 
- Hò...ơi...má ơi đừng gả con xa 
Chim kêu mà vượn hú hò...ơi… 
Chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu 
Từ ngày xa đất Tiền Giang 
Em theo anh về xứ Cảnh Đờn 
Muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh 
Em yêu anh nên đành xa xứ, 
Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau 
Gió lao xao thổi vào mái lá, như ru tình cô gái Tiền Giang , 
Yêu quê hương thương miền cổ cựu, 
Vấn vương tình đất tổ quê cha 
Đêm đêm ra đứng hàng ba 
Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn 
À ơi... Ới ơi... bông bần rụng trắng ngoài sông 
Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về, 
Xa xưa con ở vựa kề 
Bên ba mà bên má vỗ về ca dao, 
Má ơi đừng gả con xa, chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu, 
Sương khuya ướt đọng giàn bầu, 
Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai. 
- Hát đối Gò Công 
Ơ cây mà đa làm sao, ớ kìa 
Làm vầy, bạn vàng ơi ? 
Cây đa Bình Đông, cây đa Bình Tây, cây đa xóm Củi, cây đa chợ Đuổi 
Năm bảy cây đa tàn ! 
Trát quan trên gửi giấy xuống làng 
Cấm điếm, cấm đàng, cấm tùng tam tu ngũ 
Cấm đủ phu thê, cấm không cho trai dự gái kề 
Để cho người cũ, ờ để cho người cũ trở về với duyên xưa, đó bớ mà em. 
( Những cây đa tàn trong bài hátmà người trai nàyđã gợi lên để hỏi người yêu, phải chăng là những cây đa tượng trưng cho những con người anh hùng có công giết giặc, cứu nước, cứu dân như Trương Định ... đã hi sinh trong những cuộc chiến đấu anh dũng chống quân thù trên đất Gò Công ). 
- Hò đối 
( Mĩ Tho - Nam Bộ ) 
Con cá đối nằm trên cối đá 
Con chim la đà đậu nhánh lá đa 
Chồng gần sao em không lấy mà đi lấy chồng xa 
Mai sau mẹ yếu cha già 
Bát cơm trách cá, cái chén trà ai dưng ... ?

Nguyễn Thị Hồng
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 11 2021 lúc 8:07

Em tham khảo:

Đường  xứ Nghệ quanh quanh -> vào
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

 

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, -> này
Đứng bên  đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. -> kia

 

Tay bưng đĩa muối mà lầm

Vừa đi vừa húp  ầm xuống mương. -> ngã

 

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi. -> bạn

 

Tay bưng dĩa muối dĩa gừng -> đĩa

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

=> Các câu này sử dụng từ ngữ ở các địa phương Trung và Nam Bộ

23K1TR
19 tháng 9 lúc 20:57

Ngáo chó à sai r

23K1TR
19 tháng 9 lúc 20:57

Chó

Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 1 2021 lúc 21:59

Tham khảo nhé em: 

Xin chào đồng hương Hưng Yên:

1. Con cò mà đậu cành tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

Sáng mai mẹ cõng chợ Bần

Mọi người mới hỏi sao chân cò què

Cò rằng cò đậu ngọn tre

Ông tây bắn súng cò què một chân

2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn

Xác thù chất đống máu loang đầy đồng

3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi

Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri

4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên

Cây đa Đông Tảo còn in hận thù

5. Ai vào mảnh đất Đường Hào

Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây

6. Chớ tham đồng bạc con cò

Bở cha ***** đi phò thằng tây

Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u

7.Lính vua, lính chúa, lính làng

Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra

Giá vua bắt lính đàn bà

Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.

8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:

Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.

Trường kỳ tao đánh ngày đêm

Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời

Văn Giang chẳng phải đất chơi.

Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên

Bùi Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
3 tháng 12 2021 lúc 17:18

Tham khảo
Ca Dao Tục Ngữ Về An Giang ❤️️ Ca Dao Địa Phương Hay

*&*Chỉ Ly*&*
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
2 tháng 8 2017 lúc 20:08

Bài làm:

Trong cuộc sống của chúng ta, không phải ai khi sinh ra thì cuộc đời đều trải đầy hoa hồng. Sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, bao gian khổ cần phải vượt qua. Và có lúc bạn từ bỏ ước mơ nhưng đừng sợ vì " Thất bại là mẹ thành công " . Có lẽ câu nói này đã không còn xa lạ gì đối với các bạn . Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công là đạt được kết quả mà ta mong muốn. Sự thành công không chỉ dựa vào sự cố gắng mà điều quan trọng không thể thiếu, đó là việc bản thân có dám đương đầu với nó không ? Đã bao lần bạn thất bại trên đường đời , đã bao lần bạn gục ngã trước mọi khó khăn và lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã, phải không? Nhưng đừng sợ, đừng bao giờ bỏ cuộc vì " những người dám thất bại mới đạt được thành công ". Dù có thất bại nhiều lần đi chăng nữa nhưng sau mỗi lần bạn biết rút kinh nghiệm, bài học quý báu thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ đạt được kết quả. Tôi tin bạn sẽ làm được điều ấy! " Có công mài sắt , có ngày nên kim " mà. Vì vậy, câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công " một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống

Eren Jeager
3 tháng 8 2017 lúc 16:34

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Alice
Xem chi tiết
Dung Hoàng Dung
3 tháng 2 2018 lúc 20:39

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 2 2018 lúc 19:38
Câu trả lời hay nhất: Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.