Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp.
Thảo luận về tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử.
Ví dụ:
*Tư duy tích cực là suy nghĩ vui vẻ, lạc quan về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hằng ngày.
*Nếu chúng ta suy nghĩ một cách tích cực thì lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng.
Trao đổi ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng theo gợi ý:
+ Đối với cá nhân:
- Hình thành và phát triển được các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề;
- Nâng cao được giá trị của bản thân;…
+ Đối với cộng đồng:
- Phát huy sức mạnh của các lực lượng trong cộng đồng;
- Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng;…
- Đối với cá nhân:
+ Hình thành và phát triển nhận thức về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xã hội.
+ Nuôi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, vẻ đẹp giá trị yêu thương, đoàn kết, san sẻ trong mỗi con người.
- Đối với xã hội:
+ Phát huy tinh thần đoàn kết với thông điệp “để không ai bị bỏ lại phía sau”.
+ Lan tỏa những giá trị tích cực đến cuộc đời.
Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức thống kê vào việc thu thập và biểu diễn thông tin.
- Tìm hiểu về biến đổi thời tiết của địa phương trong tuần.
- Rèn luyện năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoa toán học, giải quyết vấn đề
toán học, giao tiếp toán học.
Chuẩn bị:
- SGK Toán 6, giấy A0 để trình bày báo cáo và vẽ biểu đồ.
- Nếu có điều kiện có thể thuyết trình bằng trình chiếu.
Tiến hành hoạt động:
Làm việc nhóm
BƯỚC 1. Dùng nhiệt kế hoặc vào các trang web về thời tiết để thu thập nhiệt độ trong tuần tại nơi em ở.
Ví dụ nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 23/3/2020 đến 29/3/2020 theo trang web
https://www.accuweather.com/vi/vn/ho-chi-minh-city/353981/daily-weather forecast/353981
BƯỚC 2. Lập bảng thống kê và vẽ các biểu đồ loại biểu đồ cột và một kép biểu diễn dữ liệu thu
thập được.
Ví dụ 1:
Bước 3. Đọc biểu đồ và nêu nhận xét về biến đổi nhiệt độ trong tuần.
Ví dụ 2:
- Ngày nóng nhất trong tuần: Thứ Bảy.
- Ngày mát nhất trong tuần: Thứ Năm,
- Nhiệt độ giảm vào giữa tuần và tăng vào cuối tuần.
Bước 4. Mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm và thuyết trình về nhận xét của mình.
Bước 5. Giáo viên đánh giá hoặc cho lớp đánh giá bằng bỏ phiếu.
Hướng dẫn:
Các em làm việc theo nhóm theo 5 bước được hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Bước 1: Phân công 1 - 2 bạn trong nhóm tìm kiếm dữ liệu trên các trang web về thời tiết.
Bước 2: Chia nhóm thành 3 nhóm nhỏ để thực hiện:
- Lập bảng thống kê
- Vẽ biểu đồ cột
- Vẽ biểu đồ cột kép
Bước 3: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc biểu đồ và đưa ra nhận xét.
Bước 4: Chọn ra 2 bạn trình bày tốt, trôi chảy lên thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, các nhóm rút kinh nghiệm cho bài tập nhóm lần sau.
1, Tại sao cách mạng pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất
2, Ý nghĩa của cuộc cách mạng duy tân
3, Nêu những tác động tiêu cực và tích cực của sự phát triển về kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ xviii - xix (nêu ví dụ)
(vd: +tích cực: máy cày (tác dụng ntn)........phân hóa học (sd nhiều thì ntn)
tiêu cực: xây dựng nhà máy,vũ khí hiện đại,phân hóa học (ô nhiễm môi trường, chiến tranh )
1. vì:
- xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến
- Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân
- xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp
- thống nhất được thị trường dân tộc
2.Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung của cuốn sách, bộ phim đó.
Gợi ý:
- Nội dung chính của sách/ phim
- Những điểm tích cực và điều em thấy tâm đắc nhất của sách/phim
- Những chi tiết/tình huống/nhân vật,... em cho rằng chưa hợp lí (hoặc chưa hay) trong nội dung sách/phim
- Thử đưa ra một kết thúc khác cho cuốn sách/bộ phim và giải thích lí do em chọn kết thúc đó
+ Nội dung chính:
Mắt biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan, cô bạn gái có cặp mắt hút hồn nhưng cá tính bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc, từ ngộ nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành một cuộc "đuổi hình bắt bóng" buồn da diết nhưng không nguôi hi vọng. Câu chuyện càng trở nên éo le hơn khi Trà Long - con gái của Hà Lan lớn lên lại nhen nhóm một tình yêu như thế với Ngạn.
+ Điểm tích cực và điều em thấy tâm đặc nhất của bộ phim:
- Cấu trúc phim tương đồng với cấu trúc của tiểu thuyết, với một mạch thời gian tuyến tính duy nhất. Mắt biếc đưa khán giả theo chân các nhân vật từ ngày nhỏ xíu, với cuộc sống vô tư, bình dị tại làng Đo Đo có khu chợ quê mộc mạc, đồi Sim rực rỡ hoa tím; cho đến cuộc sống xa nhà nơi thành thị phồn hoa nhưng nhiều cám dỗ, và những bi kịch tình yêu éo le.
- Tiết tấu phim chậm rãi, cân bằng khá tốt thời lượng cho từng phân cảnh, từng giai đoạn phát triển của nhân vật. Theo đó, bộ phim dễ xem và dễ theo dõi đối với mọi đối tượng khán giả. So với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cách đây 4 năm, cấu trúc của Mắt biếc tỏ ra hợp lý hơn, tiết tấu cũng mượt mà và có nhịp điệu hơn.
+ Chi tiết/ tình huống/ nhân vật em cho rằng chưa hay trong bộ phim:
- Trúc Anh thành công trong việc thể hiện hình ảnh Hà Lan thuở trăng tròn xinh đẹp, rạng ngời, nhưng cô tỏ ra hụt hơi khi phải thể hiện một Hà Lan đau khổ vì bị phản bội, phải một mình sinh con, hay một Hà Lan ở tuổi trung niên với những trăn trở về hạnh phúc. Diễn xuất của nhân vật Trúc Anh còn hạn chế với biểu cảm và đài từ thiếu đa dạng, khiến bản thân nhân vật chưa thể hiện hết cảm xúc cần thiết.
+ Đưa ra một kết thúc khác:
Ngạn sau khi nhận ra Trà Long chỉ là hình bóng tiếp nối của Hà Lan, anh không thể yêu cô bé, nhưng cũng không thể chịu nổi sự dày vò nên đã bỏ làng ra đi. Trà Long sau đó nói với mẹ rằng, chú Ngạn suốt cuộc đời này chỉ thương mỗi Hà Lan, và Hà Lan không nên bỏ lỡ người thật lòng yêu thương mình. Hà Lan sau đó nhận ra chân ái, hối hận chạy theo chuyến tàu đưa Ngạn đi xa nhưng vẫn không kịp đuổi theo để nói với Ngạn về tình cảm của mình.
Nhiều năm sau đó, khi cả Ngạn và Hà Lan đã bước vào cái tuổi trung niên, sau những năm rời xa quê hương để tìm cho mình những khoảng trời mới, khi cả hai đã đủ chín chắn tiếp nhận mọi chuyện, họ không hẹn mà gặp cùng nhau trở về làng Đo Đo. Cả hai đã có cơ hội ngồi lại với nhau kể chuyện về kỉ niệm năm xưa và bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình với đối phương. Làng Đo Đo giờ đây đã thay da đổi thịt nhưng những kỉ niệm mà hai người bạn đã có vẫn không thay đổi. Ngạn và Hà Lan lại cùng nhau sánh bước vào những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ, Ngạn vừa đi vừa hát cho Hà Lan nghe những bản tình ca mới viết. Mọi thứ lại tiếp diễn như khi họ còn tuổi mười tám đôi mươi, như trước khi cả hai bước lên thành phố xa hoa, tấp nập…
viết đoạn văn nghị luận, độ dài tùy ý, bày tỏ suy nghĩ của em về tinh thần tự giác và chủ động của học sinh trong việc học online
- thực trạng ( tích cực và tiêu cực "
- biểu hiện của tự giác và chủ động
- ý nghĩa-tác hại của tiêu cực
- ví dụ dẫn chứng....
học thầy không tày học bạn
không thầy đố mày làm nên
Chúng bổ sung hay mâu thuẫn với nhau?viết 1 đoạn văn nghị luận về vấn đề đó và bày tỏ suy nghĩ về đổi mới phương pháp học tập của học sinh - chủ động tư duy, tích cực sang tạo trong nhà trường hiện nay.
(Viết đoạn văn ngắn thôi khoảng 10 dòng hay7 dòng)
Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.
Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.
Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.
Trao đổi ý kiến, nêu cảm nghĩ của em về một số quan điểm sống tích cực mà thanh niên ngày nay nên học hỏi.
Ý kiến của Bác Hồ: Việc học điều hay, điều tốt rất khó, nó là quá trình lâu dài, hình thành thói quen, vả lại con người thường có tâm lí cái khó mình bỏ qua thì như thế rất dễ bỏ cuộc. Còn cái hư, cái xấu thì nhanh học vì đơn giản nó dễ, nó không ràng buộc, khiến người ta cảm thấy chinh phục không khó khăn. Điều này như leo núi, leo lên bậc cao thì khó nhưng trượt xuống vực sâu lại dễ, làm gì cũng cẩn thận, quyết tâm, cân nhắc và có chiến lược, ý chí.
Ý kiến của Nguyễn Trãi: Sự cố gắng khi đạt đến mức độ ổn định, thì chắc chắn sẽ có được thành quả ý nghĩa. Để thành thợ tốt, thầy giỏi thì phải học quá trình dài, rèn luyện, tu dưỡng, mài dũa. Còn để có cơm ngon, áo đẹp, nhà mát tức là học phải cố gắng làm việc, nỗ lực để vượt qua khó khăn, hay làm lụng. Vì thế chúng ta làm gì cũng phải cố gắng, dù làm công việc gì cũng phải có ý chí quyết tâm và vượt khó.
Ý kiến của Khalid: Con người là quá trình học tập, rèn luyện rất lâu mới có được thành công. Không phải ai sinh ra cũng giỏi sẵn, cũng tốt được. Chúng ta cần phải giữ cho mình năng lượng tích cực, sự tự tin vào khả năng của bản thân, kiên trì với những mục tiêu của mình đề ra, như thế mình mới có đủ sức mạnh để theo đuổi những thứ mình muốn, điều mình cần. Đồng thời tích cực, tự tin hay kiên trì cũng là sự yêu thương bản thân. Vì thế muốn người khác yêu thương mình hay nỗ lực vì mục đích nào đó thì phải yêu thương bản thân, đừng bao giờ từ bỏ chính mình.
Khổ thơ đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Ý kiến trên nói về khổ thơ nào trong bài “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)? Chép chính xác khổ thơ ấy.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu viết theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (Dường như + CN + VN….Có lẽ, + CN + VN…) và câu phủ định.
Khổ thơ cuối:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
Tham khảo:
Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)
Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.
Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.