Chọn trong tập thơ ức trai thi tập của Nguyễn Trãi, chọn 2 dòng thơ và phân tích đánh giá về 2 câu đó ( vần, niêm, ... )
Câu 7 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) triển khai ý chính sau đây: “Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng đánh giặc mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc”.
Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.
Thuyết minh về cuộc đời của Nguyễn Trãi, về tập thơ Quốc âm thi tập
tham khao:
Mở bài:
Thiên tài Nguyễn Trãi là một nhà tư tưỡng vĩ đại, nhà quân sự lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nói, Nguyễn Trãi là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử dân tộc và thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông mãi mãi là là kì quan để người đời kính trọng và chiêm ngưỡng.
Thân bài:Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia tộc nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại. Dòng họ này có truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết, lập trường thương dân, đứng về phía người thế cô, bị hà hiếp, đấu tranh chống lại cường quyền và bạo lực. Vì thế nhiều lần không tránh khỏi tai họa giáng xuống với nhiều mức độ khác nhau dưới nhiều triều đại. Truyền thống gia đình và sự nghiệp của dòng tộc có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách và tài năng của Nguyễn Trãi sau này. (Thuyết minh Nguyễn Trãi)
Sống trong một thời đại đầy biến động, Nguyễn Trãi không tránh khỏi những thay đổi trong cuộc đời. Lên 6 tuổi, mẹ qua đời, Nguyễn Trãi phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán. Năm 1390, ông ngoài qua đời, ông lại theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. Sách vở cổ kim đầu thông thạo.
Năm hai mươi tuổi (năm 1400), Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng với cha ra làm quan với nhà Hồ. Chưa được bao lâu, năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nước tìm cách phục thù cứu nước.
Trở về Đông Quan, ông sống lẩn khuất trong nhân dân để tránh sự truy bắt của quân Minh, ngày đêm nung nấu ý chí “đền nợ nước, báo thù nhà”. Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi bèn trốn khỏi Đông Quan tìm vào Thanh Hoá gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”, được Lê Lợi trọng dụng. Ông đã đồng cam cộng khổ với nghĩa quân Lam Sơn suốt mười năm kháng chiến, đem hết tài năng, ý chí và nguyện vọng phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩ đại. Trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng Nguyễn Trãi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng của ông: đánh đuổi được giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước năm 1427.
Chính ông đã thay mặt Lê Lợi viết bản Bình Ngô đại cáo tổng kết chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa của ông, bộc lộ rõ ý chí và nguyện vọng của một con người luôn vì dân vì nước.
Làm quan dưới hai triều Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, ông đã ra sức chèo lái con thuyền của triều đình nhà Lê đi đúng con đường chính đạo mà tinh thần căn bản là thực hành nhân nghĩa để yên dân. Ông đem hết tài năng và sức lực xây dựng triều đình, mở mang đất nước, làm cho xã hội thái bình thịnh trị. Với tính khí cương trực, tư tưởng lấy dân làm gốc, vì dân phục vụ ông không khỏi bị bọn quan tham đó kị, ganh ghét, tìm cách hãm hại. Nhiều lần ông bị nghi oan, giáng chức khiến ông vô cùng buồn tủi.
Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông hăng hái làm việc đến quên đi bản thân thì lúc ấy lại bất ngờ xảy ra vụ việc vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của ông ở Lệ Chi Viên. Lợi dụng vụ việc, bọn gian thần triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Cả nhà Nguyễn Trãi đã bị giết.
Nỗi oan khốc thấu tận trời xanh. Hơn hai mươi năm sau (năm1464), Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Có thể nói vụ án lệ chi viên là vụ án oan thảm khốc nhất trong lịch sử phong kiến việt nam.
* Nhận xét:
Nhìn chung, cuộc đời Nguyễn Trãi nổi bậc là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nguyễn Trai còn là người có nhân cách cao cả, cương trực, sống đầy khát khao, hoài bão thật đáng để cho người đời ngưỡng mộ. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
Ông cũng là một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm nhìn sáng suốt, dũng cảm đưa ra đường lối đổi mới và dũng cảm thực hiện. Tuy có nhiều trở ngại nhưng về cơ bản Nguyễn Trãi cũng đã thực hiện được những gì mình đề ra trong suốt cuộc đời. Thật đáng tiếc, số phận ngắn ngủi cũng đã cắt đứt những khát vọng mà ông mong muốn khi đang ở giai đoạn hăm hở nhất.
Nguyễn Trãi viết nhiều, có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói bút lực của oogn phi thường. Tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu hết đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:
Về văn chính luận:
Bình Ngô đại cáo là kiệt tác bất hủ của Nguyễn Trãi. Với lời văn đầy khí khái, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, thuyết phục, trâm hùng đã nêu bậc được thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí của thời đại. Bình ngô đại cáo xứng đáng là một bản thiên cổ hùng văn còn lưu truyền đến muôn đời.
Quân trung từ mệnh tập là tập văn mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho quân địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí, có tình. Tập văn thể hiện sâu sắc tài năng hùng biện và phán đoán tâm lí kẻ địch tài ình của Nguyễn Trãi. Vận dụng chiêu pháp công tâm làm cho quân địch tự tan rã là kế sách tài tình mà không phải ai cũng làm được.
Về thơ ca:
Tập thơ Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán. ở thơ chữ Hán, Nguyễn trãi không chú trọng đến niêm luật mà phóng khoáng, tự do để biểu đặt được cái hồn của sự vật. Nắm bắt thần thái, trả cảnh vật về với tự nhiên là bút pháp nổi bậc trong văn thơ Nguyễn trãi. Thơ ông tự nhiên, chan hòa sự sống, mang phong thái điềm đạm của một bậc đại nho.
Tập thơ Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm. Đây là tập thơ Nôm đầu tiên và cổ xưa nhất của nước ta còn cho đến ngày nay. Quốc âm thi tập phản ánh sâu sắc quá trình phát triển của chữ Nôm thế kỉ XV. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đánh một móc son rực rỡ trong tiến trình phát triển và hoàn thiện chữ Nôm ở nước ta.
Về lịch sử:
Bộ lược sử Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432.
Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng – lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.
Về địa lý:
Bộ khảo cứu Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam, đặt nền móng căn bản, trở thành nguồn tư liệu quý về địa lí nước Đại việt. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.
* Nhận xét:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta”. Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi “đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”.
Trong lịch sử dân tộc, thật hiếm có nhân vật nào toàn tài như Nguyễn Trãi. Một con người đã có cống hiến rất lớn trong công cuộc đấu tanh bảo vệ và xây dựng đất nước ấy đã phải gánh chịu tai họa thảm khốc nhất lịch sử. Dù các tác phẩm để lại không còn đầy đủ nhưng cũng đủ để khẳng định tài năng lỗi lạc của ông. Bởi thế, ca ngợi Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã viết: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tâm Ức Trai sáng tựa sao khuê).
1 cuộc đời Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và mất năm 1442 có hiệu là Ức Trai
Ông sinh ra trong bối cảnh nhà Trần suy yếu, bị Hồ Quý Ly cướp ngôi.
Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ.
Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc
Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù
Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan dưới hai thời vua
Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên
Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá
2 Sự Nghiệp của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều tác phẩm thi ca, chính luận đặc sắc song có một số tác phẩm bị thiêu hủy sau vụ án Lệ Chi Viên
Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi còn lưu giữ:
Ức Trai Thi TậpQuốc Âm Thi TậpBình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tậpLam Sơn thực lụccùng các bài chiếu, cáo khác hay bài về địa lý “Dư Địa Chí”,…Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.
Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới.
Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.
- Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.
+ Ức trai thi tập: Nguyễn Trãi đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.
+ Quốc âm thi tập: khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người cũng như đời sống xã hội. Ông đã đem lại cho thơ Nôm một hệ thống thẩm mĩ mới, đưa vào trong các bài thơ của mình tục ngữ, lời ăn tiếng nói dân dã và những hình ảnh đời thường.
Với Ức Trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.
Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?
Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng
Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ:
Đề 1
Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ
2. Thân bài
Phân tích theo khổ:
- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ
+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân
+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ
+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi
- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”
+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng
+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về
+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân
- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”
+ Mùa hoa mận là của hiện tại
+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn
+ Mùa hoa mận là vòng lặp
+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm
3. Kết bài
Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.
Bài làm
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Câu 1: Trong 2 câu thơ cuối bài thơ "cảnh ngày hè" tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng điển tích nào? Việc dẫn điển tích ấy có ý nghĩa gì? Cho biết vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua 2 câu thơ ấy.
Câu 2: Chỉ ra những biểu hiện cơ bản của tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm được thể hiện trong bài thơ "Cảnh ngày hè".
? 1-Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thơ "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá" ? 2- Viết đoạn văn từ (12-15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong đó có sử dụng một câu cảm thán.
1.
Chủ ngữ: dân trai tráng.
Vị ngữ: bơi thuyền đi đánh cá.
2.
Câu 5 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi gồm những nội dung gì? Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng có vai trò gì trong bài học này? Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
- Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng giống như một con mắt khách quan, giúp người đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ về con người, cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi.
- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.
+ Về Bảo kính cảnh giới (Bài 43): Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.