Những câu hỏi liên quan
Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
5 tháng 4 2022 lúc 21:23

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng.Các sản phẩm đan truyền thống làng Phú Vinh tuy hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đòi hỏi kỹ thuật đan tinh xảo, tỉ mỉ, trau chuốt và không có yếu tố của máy móc.Hiện nay, làng nghề mây tre đan ở Phú Vinh chỉ sử dụng một số máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn đơn giản. Còn lại những công đoạn quan trọng nhất là đan tay vẫn được thực hiện thủ công hoàn toàn, từ đó thể hiện được sự tinh sảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ.Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lỗ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt, hàng cứng cáp chắc chắn).Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.

Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.

Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi

Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng

Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền

Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.

 

Bình luận (2)
datfsss
1 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nổi tiếng :

Hợp Lễ , Chu Đậu, Bát Tràng ( Hà Nội), Đại Bái ( Bắc Ninh),....

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

Bình luận (0)
Vũ Thị Bạch Liên
25 tháng 4 2022 lúc 12:58

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hải	Đăng
25 tháng 1 lúc 21:43

Chịu rồi 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:34

Tham khảo: Giới thiệu làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

 

Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.

Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.

Bình luận (0)
toàn đào
Xem chi tiết
Tài Thịnh Nguyễn
Xem chi tiết
Tài Thịnh Nguyễn
5 tháng 4 2022 lúc 9:14

Giúp mik với

Bình luận (0)
Long Huynh
Xem chi tiết

-Gia đình, dòng họ của em trước đây không được phát triển cho lắm và rất khó khăn. Nhưng bằng ý chí vươn lên mà từ thời của ông bà em đã khá giả hơn trước rất nhiều. Bà em kể trước đây nhà em nghèo lắm, mẹ em học giỏi nhưng nhà chẳng có tiền; bà phải vay mượn khắp nơi để mẹ được đi học. Mẹ em học giỏi và có ý chí vươn lên nên sau này kiếm được việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước. Cả 2 bên nội ngoại đều khó khăn nên khi bố mẹ em lấy nhau cũng không có gì ngoài một mảnh đất nhỏ. Sau nhiều năm chăm chỉ bố mẹ dành dụm được tiền xây nhà, lo được cho con cái ăn học, trả hết nợ với họ hàng và mua được ô tô,...2 bên ông bà đều rất tự hào về sự chăm chỉ, chịu khó học tập của bố mẹ em,...

-Đối với em đó là một truyền thống đẹp, đáng để giữ gìn và tôn vinh,...Truyền thống ấy nên được lưu truyền qua nhiều thế hệ hơn nữa để đời sau noi gương tốt của đời trước,...

-Các truyền thống em biết:

-Thờ cúng tổ tiên

-Truyền thống hiếu học

-Truyền thống lá lành đùm lá rách

...............

Bình luận (0)
Hàn Băng Tâm
6 tháng 4 2022 lúc 21:55

Từ bao đợi này , gia đình dòng họ em luôn phát huy truyền thống Hiếu học . Tuy nhà nghèo , không đủ điều kiện nhưng gia đình , dòng họ em  vẫn luôn duy trì  truyền thống ấy. Hết đời này đến đời khác , vẫn tiếp tục làm như vậy . Không có gì thay đổi cả. Em còn nhớ , đời trước khi em sinh ra , thì gia đình em nghèo lắm , tiền không có để ăn nhưng gia đình vẫn cố gắng học hành giỏi Giang . Và trong gia đình , dòng học em , ông nội là người đã thi đỗ trạng nguyên . Cho đến tận bây giờ , gia đình , dòng họ em vẫn luôn tự hào khi gia đình mình có truyền thống Hiếu học .

Ý nghĩ : giúp em phấn đấu trong việc học , trong việc tìm tòi những bài học hay và thú vị . Giúp em học hành tốt hơn , để em nhìn vào tấm gương của gia đình em mà học hỏi .

Một vài truyền thống mà em biết :

- Truyền thống Đan nón

- Truyền thống Hiếu học 

- Truyền thống chèo thuyền 

- Truyền thống nghề y

- Truyền thống yêu nước

- truyền thống lá lành đùm lá rách , của ít lòng nhiều 

- Truyền thống đoàn kết .

Bình luận (0)
dobaoly
Xem chi tiết

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

Bình luận (0)
nguyen xau zai
Xem chi tiết
thưday
Xem chi tiết
Phạm Mai Phương
20 tháng 5 2023 lúc 20:56

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

ok nhá.

Bình luận (2)
Phạm Mai Phương
20 tháng 5 2023 lúc 21:23

nhớ tick ch mik nhá

Bình luận (2)