Những câu hỏi liên quan
Quang Vũ
Xem chi tiết
T . Anhh
10 tháng 1 2023 lúc 15:23

a) Cách chọn sách:

- Không cốt lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kĩ.

- Nên hướng vào 2 loại:

+ Sách phổ thông: cuốn đọc phổ thông và đại học - đọc đủ.

+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.

b) Cách đọc:

- Đọc chuyên sâu: ít mà lấy, trầm ngâm suy nghĩ, tích luỹ dần dần.

- Đọc không chuyên sâu: qua loa - lên án gay gắt.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 0:27

Điểm chung là đều làm rõ việc mục đích và tác dụng cũng như hướng dẫn cách tự học và đọc sách.

Để đạt được mục đích đó tác giả cần đưa ra luận điểm và dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cho luận điểm đó, thuyết phục người đọc, người nghe.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Điểm chung của hai văn bản: đều thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của các tác giả đối với vấn đề cần bàn luận (việc đọc sách và tự học).

- Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản nghị luận:

+ Nghị luận về một vấn đề trong đời sống để bộc lộ rõ ý kiến khen, chê hoặc đồng tình hay phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. + Việc trình bày những lí lẽ, bằng chứng cũng phải mạch lạc, logic để thuyết phục người đọc, người nghe. 

+ Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2018 lúc 3:15

- Ý nghĩa của việc đọc sách

 • Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

 • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.

- Phương pháp đọc sách.

 • Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.

 • Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

 • Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

 • Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

 • Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2017 lúc 3:41

Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :

- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?

- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 7 2018 lúc 8:08

Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:

- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.

- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.

Bình luận (0)
vy nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
4 tháng 2 2021 lúc 8:00

Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

 
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 2 2021 lúc 9:51

1. Vấn đề nghị luận : Bàn về việc đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả.

2. Những luận điểm tác giả đã xây dựng :

+ Tầm quan trọng của việc đọc sách

+ Khó khăn khi đọc sách

+ Phương pháp đọc sách tích cực, hiệu quả

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2018 lúc 17:22

Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ

 

Bình luận (0)