Chu kì tế bào là gì? Mô tả các sự kiện chính của chu kì tế bào.
Điểm kiểm soát chu kì tế bào là gì? Giải thích vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào.
- Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào.
- Vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào:
+ Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.
+ Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.
+ Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.
1. Thế nào là chu kì tế bào. Chu kì tế bào gồm bao nhiêu giai đoạn. Phân biệt các pha của kì trung gian 2. Phân biệt các diễn biến chính trong các kì của quá trình nguyên phân
1. - Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các giao đoạn xảy ra trong tế bào từ lần phân bào này đến lần khác
- 2 giai đoạn : Kì trung gian và nguyên phân (np gồm các kì đầu, giữa, sau, cuối)
- Phân biệt : Kì trung gian gồm 3 pha xảy ra theo thứ tự là G1, S và G2
Pha G1 tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào
Pha S nhân đôi NST
Pha G2 tổng hợp các chất còn lại cần cho tế bào
2. Np gồm kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
Kì đầu : NST kép đính vào thoi vô sắc, bắt đầu đóng xoắn
Kì giữa : NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo, đóng xoắn cực đại
Kì sau : NST kép tách thành NST đơn ở mỗi cực, gồm 2 cực, các NST đơn phân ly về 2 cực tế bào
Kì cuối : NST đơn nằm gọn trog nhân mới, thoi vô sắc biến mất
Tham khảo:
1Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.
Trong các tế bào nhân chuẩn chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kỳ trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân (mitosis - M), lúc này tế bào thực thi quá trình phân chia thành hai tế bào con.
- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1, S, G2 • Đặc điểm: + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng + Pha S: nhân đôi ADN và NST + Pha G2: tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào - Nhận xét: + Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn
2Kì đầu: các NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần biến mất. Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. ... Kì cuối: các NST đơn trở về dạng sợi mảnh. Kết quả: tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
TK
1Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.
Trong các tế bào nhân chuẩn chu kỳ tế bào bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất kỳ trung gian lúc tế bào phát triển, tích lũy vật chất và nhân đôi DNA; giai đoạn thứ hai là nguyên phân (mitosis - M), lúc này tế bào thực thi quá trình phân chia thành hai tế bào con.
- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1, S, G2 • Đặc điểm: + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng + Pha S: nhân đôi ADN và NST + Pha G2: tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào - Nhận xét: + Tế bào vi khuẩn: phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn
2Kì đầu: các NST kép bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con dần biến mất. Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. ... Kì cuối: các NST đơn trở về dạng sợi mảnh. Kết quả: tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
Bệnh ung thư là 1 ví dụ về A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Bệnh ung thư là 1 ví dụ về A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Chu kì tế bào là hoạt động sống rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vây cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Chu kì tế bào được kiểm soát thông qua các điểm kiểm soát.
- Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ tạo ra các khối gây nên bệnh ung thư.
Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết:
3. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào.
4. Trình bày mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào.
3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
Hãy quan sát Hình 18.2 và cho biết:
5. Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát? Kể tên các điểm kiểm soát chu kì tế bào.
6. Nếu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào.
5/ Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào là điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu), điểm kiểm soát G2/M và điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
6/ Kiểm soát tế bào đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
Trình bày được mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. Tại sao tế bào lại cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào?
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì: Sự phân chia của các tế bào ảnh hưởng đến chặt chẽ đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. Sự phân chia của tế bào quá nhiều, quá ít hoặc có sai hỏng đều gây ra những bệnh lí nguy hiểm. Bởi vậy, tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào nhằm kiểm soát sự phân chia của tế bào một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường, từ đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì: Sự phân chia của các tế bào ảnh hưởng đến chặt chẽ đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. Sự phân chia của tế bào quá nhiều, quá ít hoặc có sai hỏng đều gây ra những bệnh lí nguy hiểm. Bởi vậy, tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào nhằm kiểm soát sự phân chia của tế bào một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường, từ đó đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể.
Chu kì tế bào là gì?
Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó chất di truyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chia thành hai tế bào mới