Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 6 2017 lúc 7:51

- Lực: tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác

- Xâm thực: quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân như gió, sóng biển, băng hà, nước chảy…

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng sinh ra chất mới

- Di chỉ: dấu vết người xưa đã cư trú và sinh sống

- Thu phấn: hiện tượng hạt tiếp xúc với nhị hoa

- Lưu lượng: lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ

- Trọng lực: lực hút của trái đất

- Khí áp: sức nén của khí quyển lên bề mặt trái đất

- Thị tộc phụ hệ: dòng họ trong đó người đàn ông có quyền hơn người phụ nữ

- Đường trung trực: đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại điểm giữa đoạn ấy

Van Thanh Binh
Xem chi tiết
Đặng Phương Anh
15 tháng 5 2021 lúc 16:55

a) Do âm thanh truyền trong đất nhanh hơn không khí nên sẽ nhận biết nhanh hơn.
b) Ảnh hưởng của ô nhiễm trắng đến các loài sinh vật:
-Túi nilon bị chôn sâu dưới lòng đất theo thời gian ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cối.
-Động vật biển chết do ăn phải túi nilon.
-Nguy cơ nhiễm chì, kim loại nặng do dùng túi nilon không đúng cách.
-Khói đốt túi nilon rất độc hại, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
*Chúc bạn học tốt môn khoa học ^^

Khách vãng lai đã xóa
Quảng Đăng Thái Vượng
Xem chi tiết
Bakalam
9 tháng 5 2018 lúc 22:28

1, Ko đổi

2, Ko đổi

3, Nước sôi nở vì nhiệt có thể làm bật nắp ấm khi bị cản vì quá đầy.

Mấy câu sau lí thuyết. Học kĩ lại. 

Bài tập

1, Ban đêm nhiệt độ giảm, hơi nước trong kk ngưng tụ lại thành giọt nước đọng lại. 

2, R--> L--> R (sáp của nến)

3, R-> L --> R ( Nung nóng đồng thành lỏng, cho vào khuôn đúc, đợi cho đông lại).

Nguyễn Trung Quốc
Xem chi tiết
dinh thi thao van
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
10 tháng 3 2017 lúc 15:48

Nhiệt độ lạnh nhất đo được là -94,5 độ C tại Vostok (trạm Phương Đông) , trạm cao nhất có con người làm việc.Nhiệt độ trên bình nguyên Nam Cực khoảng-60 độ C trong suốt nửa năm liền.Đó là mùa đông địa cực . Sau đó chuyển sang mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới -30 độ C.Lượng tuyết rới hằng năm tại điểm Nam Cực chưa tới 2,5 cm 9 ( quy ra mực nước) .Còn ở bán đảo Nam Cực , lượng này là 90cm.

Nhiệt độ trung bình thấp của không khí đã ngưng tụ hơi nước đóng băng tạo nên độ ẩm rất thấp làm cho da tay và da mặt dễ bị nứt nẻ khi làm việc tại Nam Cực.

Một số đặc điểm khác ở khí hậu Nam Cực là , ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng dần theo độ cao. Trong các vùng địa lí khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao , nhiệt độ càng giảm, sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới 30 độ C trong vòng 100 m độ cao.

Nguyễn Thị Bích Huê
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
12 tháng 4 2022 lúc 19:49

tham khảo

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).

 - Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).

Cả hai phần của châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
12 tháng 4 2022 lúc 21:21

Refer

 

- Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can (nằm ở phần đông lục địa): nhiệt độ cao nhất là -10°c, thấp nhất là -42°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 2 cực tiểu về nhiệt độ (vào tháng IV và tháng IX).

 - Trạm Vô-xtốc (nằm ở phần tây lục địa): nhiệt độ cao nhất là -42°c, thấp nhất là -74°C; biên độ nhiệt lớn: -32°c. Có 3 cực tiểu về nhiệt độ (vào các tháng V, VII, X).

Cả hai phần của châu Nam Cực đều có nhiệt độ quanh năm rất thấp. Trong năm, nhiệt độ có sự dao động, biên độ nhiệt lớn.

Thùy AV
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 4 2017 lúc 4:27

HƯỚNG DẪN

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường tập trung ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn và vừa. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phấm phân bố cả ở đô thị và đồng bằng, ven biển, miền núi.

- Nguyên nhân:

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ít gắn trực tiếp với nguyên liệu trong tự nhiên, chủ yếu từ sản phẩm của công nghiệp cơ khí, hóa chất, dệt... nên dễ vận chuyển, bảo quản; do vậy phân bố hướng tập trung vào nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là nơi có quy mô dân số lớn và mật độ tập trung cao như ở các đô thị.

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có một số phân ngành sử dụng nguyên liệu tươi sống từ tự nhiên (mía đường, chế biến thủy sản, xay xát...) khó bảo quản, khó vận chuyển nên thường phân bố tập trung ở những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng, ven biển. Một số phân ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm khác (bia, rượu, nước giải khát...) có nguồn nguyên liệu dễ bảo quản và vận chuyển nên thường tập trung hướng vào nhu cầu tiêu thụ, ở các đô thị, nhất là đô thị lớn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 1 2017 lúc 5:16

HƯỚNG DẪN

a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng

- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.

• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:

• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).

• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.

• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.

• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.

- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.

- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.