Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng:

- Phân giải các tinh bột ở nấm men Saccharomyces cerevisiae.

→ Ứng dụng trong sản xuất rượu, bia.

- Quá trình phân giải Cellulose ở vi khuẩn Clostriduim cellulolyticum.

→ Ứng dụng để sản xuất xăng sinh học.

- Quá trình phân giải protein ở nấm mốc Aspergillus oryzae

→ Ứng dụng trong sản xuất nước mắm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 21:22

- Ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật:

+ Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật: tổng hợp protein từ các amino acid; tổng hợp lipid từ glycerol và acid béo,….

+ Quá trình phân giải ở vi sinh vật: phân giải đường đơn thành năng lượng qua hô hấp và lên men, phân giải protein thành các amino acid,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
22 tháng 3 2023 lúc 18:53

• Một số ví dụ về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật:

- Nhiều loài vi sinh vật tổng hợp nên đường đơn glucose theo nhiều con đường khác nhau như quang hợp ở vi khuẩn lam và các loài tảo, quang khử ở vi khuẩn màu lục và màu tía hay hóa tổng hợp ở vi khuẩn sắt, vi khuẩn nitrate,…

- Một số vi sinh vật (vi khuẩn lam, vi khuẩn Rhizobium) có khả năng chuyển hóa N2 trong khí quyển thành ammonia NH3) cung cấp nguồn nitrogen cho quá trình tổng hợp các amino aicd của chúng.

- Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ axit béo và glycerol.

- Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp.

• Một số ví dụ về quá trình phân giải ở vi sinh vật: Vi sinh vật tiết enzyme phân giải ngoại bào các hợp chất hữu cơ phức tạp như protein, đường đa, lipid, nucleic acid,… để tạo thành các chất đơn giản. Sau đó, tế bào vi sinh vật hấp tụ các chất đơn giản này vào trong tế bào và có thể thực hiện quá trình phân giải tiếp để tạo thành năng lượng và các chất trung gian cung cấp cho các hoạt động sống của vi sinh vật.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
23 tháng 7 2023 lúc 15:59

Tham khảo!

Ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn:

- Thiết lập nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh) khi trồng cây rau thủy canh trong nhà kính.

- Sử dụng gibberellin phá ngủ hạt cây đào, cây táo,…

- Khi trồng hoa cúc vụ đông, cần chiếu sáng bổ sung vào lúc \(16-20h\) tối để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh trưởng, cây ra hoa đúng vụ Tết.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
Xem chi tiết
qwerty
8 tháng 3 2016 lúc 13:05

PHẦN I - A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

- vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

- vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI

1. Phân giải prôtêin và ứng dụng

- Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

- Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng

a. Lên men êtilic

Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2

b. Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

c. Lên men lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

- Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

d. Phân giải xenlulôzơ

- Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI

- Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

- Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

PHẦN I - B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. So sánh lên men rượu và lên men lactic

Câu 2. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.

Câu 3. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Câu 4. Tại sao sữa chua lại được ưa thích như thế?Chúng được sản xuất như thế nào ?Giải thích hiện tượng: trạng thái, hương và vị được tạo ra từ sữa chua.Viết pt tổng quát

Câu 5. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Câu 6. Việc làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và trong nước mắm có nguồn gốc từ đâu?

Câu 7. Tại sao bánh mì, bánh bao khi làm xong lại trở nên xốp?

Câu 8. Việc làm nem chua dựa trên cơ sở nào?

Câu 9. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là giúp cho sản phẩm được lên men trong quá trình chế biến thực phẩm: làm rau củ muối, làm sữa chua.

Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:

– Chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm.

– Chế biến thực phẩm.

– Chế tạo phân bón.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 5 2017 lúc 18:20

- Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao:

    + Lai lợn Ỉ với lợn ngoại lai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg (Ỉ thuần) lên 100 kg (Ỉ lai).

    + Bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hội Chinook vào hệ gen của cá hồi hoang dã tạo ra loại cá hồi có tốc độ lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc không khác gì cá hồi hoang dã.

    + Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

- Các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

    + Áp dụng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

    + Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.

    + Cải tạo chuồng trại.

    + Sử dụng chất hoocmôn sinh trưởng hợp lí.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 8 2017 lúc 2:49

Chọn đáp án B.

Vì (2), (5), (7) và (8) sai.

 (2) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra trong nhân và cả trong tế bào chất (ADN của ti thể, lục lạp)

(5) Quá trình cắt intron và nối exon để tạo ra mARN trường thành ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân tế bào.

(7) sai, ribosome trượt từ đầu tới cuối mRNA để tạo ra 1 polypeptit hoàn chỉnh.

(8) Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài vùng mã hóa của gen tương ứng. Gen còn có vùng điều hòa và vùng kết thúc nên chiều dài của mARN sơ khai chắc chắn không bằng chiều dài của gen mã hóa mà chỉ bằng chiều dài vùng mã hóa của gen.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
8 tháng 2 2019 lúc 7:58

Chọn đáp án B.

Vì (2), (5), (7) và (8) sai.

(2) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN có thể xảy ra trong nhân và cả trong tế bào chất (ADN của ti thể, lục lạp)

(5) Quá trình cắt intron và nối exon để tạo ra mARN trường thành ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân tế bào.

(7) sai, ribosome trượt từ đầu tới cuối mRNA để tạo ra 1 polypeptit hoàn chỉnh.

(8) Chiều dài mARN sơ khai tương ứng đúng bằng chiều dài vùng mã hóa của gen tương ứng. Gen còn có vùng điều hòa và vùng kết thúc nên chiều dài của mARN sơ khai chắc chắn không bằng chiều dài của gen mã hóa mà chỉ bằng chiều dài vùng mã hóa của gen.

Bình luận (0)