3. Hãy thử phác họa "thế giới cổ tích" như em biết bằng đoạn văn (khoảng 5-7 câu)
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về "thế giới cổ tích" theo sự hình dung, tư tưởng của em.
(1) Từ nhỏ, em đã được nghe bà kể rất nhiều các câu chuyện cổ tích. (2) Chính vì vậy, lúc nào em cũng ấp ủ trong trí tưởng tượng của mình về một miền cổ tích. (3) Đó là thế giới chỉ toàn những hạnh phúc, vui vẻ, không hề có nỗi buồn và khổ đau. (4) Ở thế giới đó, ai cũng hiền lành, tốt bụng lại chăm chỉ chịu khó. (5) Mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ nhau để mỗi ngày luôn tràn ngập niềm vui. (6) Những kẻ xấu xa, độc ác sẽ bị trừng phạt và đuổi ra khỏi thế giới cổ tích hạnh phúc ấy. (7) Đó sẽ là một thế giới tuyệt vời vô cùng.
Cho biết thành tựu của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII mà em ấn tượng nhất? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) để giới thiệu về thành tựu đó.
Tham khảo
- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.
- Giới thiệu về: Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng
Năm 1974, người ta đã tìm thấy ở lăng Ly Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc) khoảng 8000 bức tượng binh lính bằng đất nung.
Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục... Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung.
=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm.
Qua các truyện cổ tích đã học,đã đọc,em có cảm nhận như thế nào về thế giới cổ tích đó.Hãy viết đoạn văn khoản 12 câu trình bày cảm nhận ,suy nghĩ của em
-Đó là thế giới như thế nào?
-Nhân vật trong thế giới đó có đặc điểm gì?
-Rút ra được bài học gì,bài học đó có giá trị ra sao,...
1) theo em như thế nào là người hạnh phúc ? hãy viết đoạn văn khoảng 3-5 câu để trả lời
2) theo em hiểu như thế nào là gia đình hạnh phúc ?hãy viết đoạn văn khoảng 3-5 câu
3) viết một đoạn văn ngắn bàn luận về nội dung chị ngã em nâng
Người hạnh phúc là người:-vui vẻ,hoặc có nỗi buồn nhung chế ngự được nó,hài lòng về chính mk, bn ạ!
Còn gia đình hạnh phúc là mọi người hòa thuận,vui vẻ,yêu thương nhau!
Bài làm:
Chị ngã -em nâng là câu tục ngữ quen thuộc với chúng ta với chủ đề giúp đỡ chị em trong gia đình,nhưng trong đó ẩn chứa long chắc ẩn,sự giúp cho người thân!(hình như Ly Dương cóp mạng?nếu ko thì tha lỗi hiểu nhầm cho mk nha!)
1 Người hạnh phúc là người thích những điều mình làm
2 GĐ hạnh phúc là GĐ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau
3. Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười
hiii
người hạnh phúc là người:
Người hạnh phúc là người phục vụ tốt, đầu tiên là cho mình và sau đó là cho cả thế giới. Hãy luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: cánh tay thuận để giúp mình, cánh tay không thuận để giúp người khác sau khi đã giúp mình xong xuôi. Khi bạn đủ sức mạnh, bạn sẽ tự khắc lo được cho người mà bạn thương yêu. Những người đau khổ có cuộc đời buồn lắm! Vì những vết thương lòng quá lớn cùng với cuộc sống mưu sinh nên không dễ dàng cho chuyện tình cảm của họ sinh sôi, nảy nở, chứ ai mà chẳng thèm muốn có được tình cảm.
Chúng ta hay mắc kẹt vào những điều nhỏ nhặt, khi đó ta trở nên yếu đuối, mù quáng và đưa ra những quyết định sai lầm (giận quá mất khôn là vậy). Tức giận là cơn lốc xóa đi sự thông minh. Người ta có thể quên đi điều bạn nói nhưng những gì bạn để lại trong lòng họ thì không bao giờ nhạt phai.
1 gia đình hạnh phúc là:
Gia đình hạnh phúc có khi ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những điều nhỏ nhặt bình dị nhất mà bạn lại cứ tìm kiếm ở nơi xa xôi. Gia đình hạnh phúc có đôi khi là vợ chồng hòa thuận hiếu thảo với cha có mẹ, cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo toan trong cuộc sống bộn bề.
Gia đình hạnh phúc là không thể nhìn thấy hay cân đo đong đếm nhưng lại là thứ mà bạn có thể tìm thấy và cảm nhận được trong những tháng ngày hai vợ chồng nắm tay nhau qua thử thách của cuộc sống và thời gian.
Gia đình hạnh phúc không chỉ là khi hai người cùng chia sẻ những niềm vui mà còn là khi biết có nửa kia cùng chia sẻ nỗi buồn. Gia đình hạnh phúc là khi bạn khóc có người thấu hiểu, tiếng lòng bạn có người lắng nghe….
nội dung chị ngã em nâng là:
Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.
Bỡi lẽ, là người cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, dủ ở miền xui hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em. Mà anh em trong một gia điình tất nhiên phải thương yêu nhau. Lẽ nào ta lại làm ngơ khi anh em ta gặp chuyện không may? Khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc được không? Ông bà xưa cũng đã từng dạy : “máu chảy ruột mềm”
Không ai trong xã hội sống lẻ loi được, mà cần pgair có người xung quanh giúp đỡ. Những lúc “tối lửa tắt đèn”, tình làng nghĩa xóm giúp ta được khó khăn. Chính tình cảm tưởng như bình thường ấy lại có sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn gian khó để gượng dậy và vững bước hơn. Tình tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở của tình yêu nước, yêu tổ quốc. đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người chúng ta. Bởi lẽ đó, ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:
Lá lành đùm lá rách
Hay:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,
Giúp đỡ nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, không tính toán, vụ lợi mới là nghĩa cử cao đẹp. nhưng cũng không nên giúp người bừa bãi mà ta cần thận trọng quan tâm đến các đối tượng để họ không ỷ lại mà lười biếng lao động….
Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn là nghĩa vụ, bởi việc làm này tạo nên sự đoàn kết , thân ái của những người sống trong xã hội.
Câu tục ngữ thể hiện lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta trong cuộc sống. lối sống này càng được phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.
Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 8-10 câu) trả lời cho câu hỏi trong phần đọc hiểu: Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Nếu thiếu đi tình yêu, cuộc sống sẽ là một mảnh đất khô cằn không còn sự sống. Con người sẽ đối xử với nhau như những người dưng xa lạ, không còn đôi mắt "cận nhân tình" hay trao cho nhau những yêu thương ấm áp nữa. Khi ấy sợi dây kết nối con người cũng không còn. Chúng ta sẽ không còn được chứng kiến những việc tử tế, yêu thương nâng đỡ nhau trong xã hội. Tâm hồn con người cũng vì thiếu tình yêu mà trở nên khô khan. Họ sống không còn biết đến ngày mai như những cỗ máy làm việc theo một lập trình có sẵn. Còn đâu niềm vui và hạnh phúc trong một cuộc đời như thế... ( bạn có thể viết thêm ý mình nữa nha )
hãy giúp mình trl câu hỏi này giúp mình:Theo em "thế giới kì diệu"phía sau cánh cổng trường là như thế nào,hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 vòng,nêu cảm nhận của em thế giới ấy.
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng bÀy tỏ cảm xúc của mình về kho tàng chuyện cổ của dân tộc, bắt đầu bằng câu : "Tôi yêu chuyện cổ nước tôi ..."
tham khảo
Tôi yêu chuyện cô nước tôi. Kho tàng truyện cổ dân tộc là một nét đẹp riêng biệt của người Việt.Nó mang lại sự hài hòa trong truyện,mang lại sự tự tin cho Việt Nam khi người nuớc ngoài đọc đến.Truyện cổ rất hay và thích hợp cho mọi lứa tuổi.Vì thế,Người Việt Nam chúng ta luôn bảo vệ truyền thống truyện cổ dân tộc.Em rất thích nó,bởi vì nó đã gắn liền với em suốt thời thơ ấu.
Em hiểu như thế nào về thế giới kì diệu mà người mẹ nhắc đến trong câu văn:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này của con, bước qua cánh cổng nhà trường là
một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về thế giới kì
diệu mà con đã trải qua trong 6 năm học.
Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:
Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai.Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dàiCánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình.Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc sống của mỗi con người . Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu , phía sau những cánh cổng trường kia là một thế giới vô cùng hấp dẫn , lý tưởng và là một môi trường sống vô cùng tốt đẹp đối với những người ham hiểu biết , muốn sáng tạo ra một điều mới mẻ , Đây như là một thế giới tri thức bao la , rộng lớn của thứ gọi là tình bạn , tình thầy cô , chắp cho ta thành công với những điều ước tốt đẹp .
~ HT ~
2. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về những món quà em nhận được hàng ngày từ cuộc sông.
3. viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đầu tiên người thầy dạy cho trẻ em trong bài thơ " chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Thầy viết chữ thật to
Chuyện loài người trước nhất.