Quan sát hình 8.2 và điền thông tin theo mẫu bảng 8.1
Quan sát hình 8.1 phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín bằng cách điền thông tin theo mẫu bảng 8.1.
Đặc điểm | Hệ tuần hoàn hở | Hệ tuần hoàn kín |
Thành phần cấu tạo | Tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu lẫn dịch mô). | Tim, hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu). |
Đường di chuyển của máu | Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Khoang cơ thể \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim. | Tim \(\rightarrow\) Động mạch \(\rightarrow\) Mao mạch \(\rightarrow\) Tĩnh mạch \(\rightarrow\) Tim. |
Áp lực máu trong mạch | Thấp | Cao hơn |
Vận tốc máu chảy trong mạch | Chậm | Nhanh hơn |
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2, nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.
Tham khảo
- Ở Đàng Ngoài:
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Ở Đàng Trong:
+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:
- Nội thương:
+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.
- Ngoại thương:
+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
- Đô thị:
+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).
+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
Quan sát các hình từ 10.6 đến 10.11, em hãy điền thông tin theo mẫu bảng 10.1
Nguồn gây ô nhiễm không khí | Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm | Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí |
Cháy rừng | Con người/tự nhiên | Tro, khói, bụi |
Núi lửa | Tự nhiên | Sulphur dioxide |
Nhà máy nhiệt điện | Con người | Tro, bụi |
Phương tiện giao thông chạy xăng, dầu | Con người | Bụi, khói |
Đốt rơm rạ | Con người | Bụi, khói |
Vận chuyển vật liệu xây dựng | Con người | Bụi |
Đọc thông tin trên và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.2.
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng | Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Có nhiều ở phiến lá | - Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp. - Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ. |
Khí khổng | Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá) | Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin mục II để hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng.
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Đọc thông tin trong mục II kết hợp với quan sát Hình 30.2, thảo luận và hoàn thành theo mẫu Bảng 30.1.
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Quan sát Hình 29.6 và liên hệ với các kiến thức đã học, thảo luận nhóm để hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 29.1.
Chất dinh dưỡng | Vai trò chính đối với cơ thể | Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng | Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng |
Protein | - Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn | Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… | - Thiếu protein: cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần,… - Thừa protein: bệnh thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh gout,… |
Carbohydrate | Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu | - Lúa gạo, ngô, khoai, bánh mì,… | - Thiếu carbohydrate: sút cân và mệt mỏi, hạ đường huyết,… - Thừa carbohydrate: béo phì, thừa cân. |
Lipid | - Dự trữ năng lượng - Chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được | - Dầu, mỡ, bơ,… | - Thiếu lipid: chậm phát triển chiều cao và cân nặng. - Thừa lipid: thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch,… |
Vitamin và chất khoáng | - Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,… - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể | - Hoa quả, rau,… | - Thiếu vitamin: rối loạn chuyển hóa, còi xương,… - Thừa vitamin: ngộ độc, tiêu chảy, sỏi thận,… |
Quan sát Hình 39.2, 39.3 và 39.4, kết hợp đọc thông tin trong mục II, đánh dấu x vào ô phù hợp theo mẫu Bảng 39.1
Đặc điểm | Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái | Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ | Con có các đặc điểm giống hệt mẹ | Con có những đặc điểm khác mẹ |
Sinh sản ở trùng roi |
| x | x |
|
Sinh sản ở cây gừng |
| x | x |
|
Sinh sản ở thủy tức |
| x | x |
Đọc thông tin mục 1 và bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta.
Tham khảo
- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta:
+ Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
+ Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại…
=> Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn.