Rút gọn: B=1/51.100+1/52.99+1/53.98+...+1/100.51
Giải thích nữa nhé!Cảm ơn trước
cho C = 1/1.2 + 1/3.4 + 1/5.6 + . . . + 1/97.98 + 1/99.100 & D = 1/51.100 + 1/52.99 + 1/53.98 + . . . + 1/99.52 + 1/100.51
Chung minh C : D ko nhan gia tri la mot so tu nhien
\(C=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{3.4}+\frac{1}{5.6}+...+\frac{1}{97.98}+\frac{1}{99.100}\)
\(C=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+\frac{1}{5}-\frac{1}{6}+...+\frac{1}{97}-\frac{1}{98}+\frac{1}{99}-\frac{1}{100}\)
\(C=\left(1+\frac{1}{3}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{97}+\frac{1}{99}\right)-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{98}+\frac{1}{100}\right)\)
\(C=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{99}+\frac{1}{100}\right)-2\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{100}\right)\)
\(C=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{99}+\frac{1}{100}\right)-1-\frac{1}{2}-\frac{1}{3}-...-\frac{1}{50}\)
\(C=\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+...+\frac{1}{100}\)
\(D=\frac{1}{51.100}+\frac{1}{52.99}+\frac{1}{53.98}+...+\frac{1}{99.52}+\frac{1}{100.51}\)
\(D=\frac{1}{151}.\left(\frac{151}{51.100}+\frac{151}{52.99}+\frac{151}{53.98}+...+\frac{151}{99.52}+\frac{151}{100.51}\right)\)
\(D=\frac{1}{151}.\left(\frac{1}{100}+\frac{1}{51}+\frac{1}{99}+\frac{1}{52}+...+\frac{1}{52}+\frac{1}{99}+\frac{1}{51}+\frac{1}{100}\right)\)
\(D=\frac{1}{151}.\left(\frac{2}{100}+\frac{2}{99}+...+\frac{2}{51}\right)\)
\(D=\frac{2}{151}.\left(\frac{1}{100}+\frac{1}{99}+...+\frac{1}{51}\right)\)
\(\Rightarrow C:D=\frac{\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+...+\frac{1}{100}}{\frac{2}{151}.\left(\frac{1}{100}+\frac{1}{99}+...+\frac{1}{51}\right)}\)
\(\Rightarrow C:D=\frac{151}{2}=75\frac{1}{2}\)
bạn giải thích kĩ đực không? Khó hiểu quá!
Rút gọn B=1/51.100 + 1/52.99 +...+ 1/99.52 + 1/100.51
B=1/51.100+1/52.99+...+1/100.51
=>151B=1/51+1/100+1/52+1/99+...+1/100+1/51
=>151B/2=1/51+1/52+1/53+1/54+...+1/100
=>B=2/151.(1/51+1/52+1/53+1/54+...+1/100)
cho A=1/1.2+1/3.4+1/4.5+...+1/99.100
B=1/51.100+1/52.99+...+1/99.52+1/100.51
tính A/B
Cho A=1/1.2+1/3.4+...+1/99.100
B=1/51.100+1/52.99+....+1/99.52+1/100.52
a) Rút gọn A và B
b) Tính A/B
Giải ra rõ ràng mình tick cho nha~
Mình là girl và là A.R.M.Y nha~
Cho A = 1/1.2 + 1/3.4 + 1/5.6 + ... + 1/99.100
B = 1/51.100 + 1/52.99 + ... + 1/99.52 + 1/100.51
Tính: A/B
Lời giải:
\(A=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{3.4}+\frac{1}{5.6}+....+\frac{1}{99.100}\)
\(=\frac{2-1}{1.2}+\frac{4-3}{3.4}+\frac{6-5}{5.6}+...+\frac{100-99}{99.100}\)
\(=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+.....+\frac{1}{99}-\frac{1}{100}\)
\(=\left(1+\frac{1}{3}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{99}\right)-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{100}\right)\)
\(=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{100}\right)-2\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{100}\right)\)
\(=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{100}\right)-\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{50}\right)\)
\(=\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+...+\frac{1}{100}\)
Mặt khác:
\(151B=\frac{51+100}{51.100}+\frac{52+99}{52.99}+....+\frac{99+52}{99.52}+\frac{100+51}{100.51}\)
\(=\frac{1}{100}+\frac{1}{51}+\frac{1}{99}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{52}+\frac{1}{99}+\frac{1}{51}+\frac{1}{100}\)
\(=\left(\frac{1}{100}+\frac{1}{99}+....+\frac{1}{52}+\frac{1}{51}\right)+\left(\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{100}\right)\)
\(=2\left(\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{100}\right)=2A\)
\(\Rightarrow \frac{A}{B}=\frac{151}{2}\)
Lời giải:
\(A=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{3.4}+\frac{1}{5.6}+....+\frac{1}{99.100}\)
\(=\frac{2-1}{1.2}+\frac{4-3}{3.4}+\frac{6-5}{5.6}+...+\frac{100-99}{99.100}\)
\(=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{3}-\frac{1}{4}+.....+\frac{1}{99}-\frac{1}{100}\)
\(=\left(1+\frac{1}{3}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{99}\right)-\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{100}\right)\)
\(=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{100}\right)-2\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{100}\right)\)
\(=\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{4}+\frac{1}{5}+...+\frac{1}{100}\right)-\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+...+\frac{1}{50}\right)\)
\(=\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+...+\frac{1}{100}\)
Mặt khác:
\(151B=\frac{51+100}{51.100}+\frac{52+99}{52.99}+....+\frac{99+52}{99.52}+\frac{100+51}{100.51}\)
\(=\frac{1}{100}+\frac{1}{51}+\frac{1}{99}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{52}+\frac{1}{99}+\frac{1}{51}+\frac{1}{100}\)
\(=\left(\frac{1}{100}+\frac{1}{99}+....+\frac{1}{52}+\frac{1}{51}\right)+\left(\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{100}\right)\)
\(=2\left(\frac{1}{51}+\frac{1}{52}+....+\frac{1}{100}\right)=2A\)
\(\Rightarrow \frac{A}{B}=\frac{151}{2}\)
a) so sánh 5^567 và 3^852
b) cho A = 1-1/2+1/3-1/4+...+1/99-1/100 và 1/51.100 + 1/52.99 + ... + 1/75.76
tính tỉ số A/151B
Cho B=1+4+42+...+42016
Rút gọn B
cảm ơn các bạn trước giúp mình nhé
\(B=1+4+4^2+...+4^{2016}\)
\(4.B=4+4^2+4^3+...+4^{2017}\)
\(4B-B=3B=4^{2017}-1\)
\(B=\frac{4^{2017}-1}{3}\)
B=1+4+42+...+42016
4B=4(1+4+...+42016)
4B=4+42+43+...+42017
4B-B=(4+42+43+...+42016)-(1+42+...+42016)
3B=4+42+43+...+42017-1-4-42-43-...-42016
loại các số giống nhau vi chung khác giấu nên sẽ có hiệu =0
3B= 42017-1
B=\(\frac{4^{2017}-1}{3}\)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ mà em thích lớp 7 kì một.
(ngắn gọn thôi nhé khoảng 1 trang rưỡi vở)
Mình cảm ơn trước nha !
Refer:
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam trung đại. Tên tuổi của bà gắn liền với tác phẩm "Qua đèo ngang". Bài thơ đã bộc lộ tâm sự của nữ sĩ về quê hương, triều đại của mình khi đi quan đèo Ngang.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
anh hông có ny copy trên mạng
Tham Khảo:
Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.
Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả. Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình. Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Rút gọn biểu thức sau: a, 9x +3x.(2x^2 +x - 3) b, A=(3x - 1)^2- 9x (x+1) c, A=(x-1)^2 - x (x+1) giúp em với ạ, em cảm ơn trước
a, \(9x+3x\left(2x^2+x-3\right)=9x+6x^3+3x^2-9x\)
b, \(\left(3x-1\right)^2-9x\left(x+1\right)=9x^2-6x+1-9x^2-9x=1-15x\)
c, \(\left(x-1\right)^2-x\left(x+1\right)=x^2-2x+1-x^2-x=1-3x\)