Dựa thông tin trong mục b, trình bày đặc điểm tôn giáo ở châu Á.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tôn giáo ở châu Á.
Đặc điểm tôn giáo ở châu Á:
- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục e hãy:
- Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á.
- Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
Dựa vào thông tin và bảng 1 trong mục a, hãy trình bày đặc điểm dân cư châu Á.
Đặc điểm dân cư châu Á:
– Có số dân đông nhất trong các châu lục của thế giới. Năm 2020, dân số châu Á đạt 4 641,1 triệu người, chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới (59,5%).
– Số dân tăng nhanh trong khoảng thế kỷ XX. Hiện nay có xu hướng giảm do thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số.
– Là khu vực có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.
– Cư dân thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Đặc điểm dân cư châu Á:
a, Số dân
- Có số dân đông nhất trong các châu lục
- 2019 : 4,6 tỉ người, chiếm 61% dân số thế giới
b, Cơ cấu dân số
- Có số dân trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng chuyển hóa
Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1, hãy:
- Xác định vị trí châu Á trên bản đồ.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
– Vị trí châu Á:
+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.
+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).
– Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.
– Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 – kể cả các đảo).
Dựa vào thông tin trong mục b và hình 3, hãy trình bày đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu.
Khí hậu có sự phân hóa từ Bắc đến Nam, Đông Tây tạo nên các kiểu và các đới khí hậu khác nhau.
-Đới khí hậu cận cực: quanh năm lạnh lẽo, lượng mưa trung bình năm dưới 500mm
-Đới khí hậu ôn đới phân thành 2 kiểu:
+Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông thì tương đối ấm, mùa hạ mát mẻ; mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800–1000mm trở lên.
+Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm; lượng mưa trung bình năm nhỏ dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
–Đới khí hậu cận nhiệt: Chỉ có một kiểu cận nhiệt địa trung hải (mùa hạ nóng khô thời tiết ổn định, mùa đông ấm, mưa nhiều lượng mưa từ 500-700 mm).
– Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo độ cao.
Dựa vào thông tin trong mục d và các hình 3, 4 hãy:
- Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Á.
- Kể tên một số sông lớn ở châu Á và nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên.
* Đặc điểm sông, hồ châu Á:
- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.
+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.
- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.
* Tên một số sông lớn ở châu Á:
+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.
+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.
+ Ở Tây Nam Á có các sông: Ti-grơ, Ơ-phrat.
+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…
+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.
* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:
- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.
- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:
* Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Á.
- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Á.
- Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:
+ Trên đất liền lãnh thổ kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo, một số đảo và quần đảo kéo dài tới vĩ tuyến 10⁰N
+ Tiếp giáp:
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê;
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáo Ấn Độ Dương.
- Đặc điểm hình dạng, kích thước châu Á:
+ Hình dạng: dạng hình khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển…
+ Kích thước: rộng lớn nhất thế giới với diện tích đất liền là 41,5 triệu km2, tính cả các đảo thì diện tích khoảng 44 triệu km2.
-Đặc điểm vị trí Châu Á:
+Thuộc bộ phận Á-Âu.
+Kéo dài từ vùng Cực Bắc đến vùng Xích Đạo,Tiếp nối 2 châu lục:Châu Âu và Châu Phi;3 biển:Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
=>Là Châu lục lớn nhất thế giới.
-Hình dạng và kích thước:
+Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.
+Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44,4 triệu km2 - kể cả các đảo).
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 1, hãy:
- Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi.
- Xác định vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.
Đặc điểm địa hình:
- Là khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m
- Dạng chính: Sơn nguyên xen bồn địa thấp
- Vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở Châu Phi:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên ở khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương ở ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít ở khu vực Nam Phi.