Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Van Toan
14 tháng 1 2023 lúc 19:48

Châu Đại Dương:gồm hệ thống,các quần đảo trải rộng trên Thái Bình Dương và lục địa Ô-xtrây-li-a.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:40

Thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt:

- Đới lạnh: 

+ Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở Bắc Âu. 

+ Do nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu lạnh và ẩm quanh năm.

+ Thực vật chủ yếu có rêu và địa y.

+ Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...

- Đới ôn hòa:

+ Bao gồm phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.

+ Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.

+ Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc.

+ Động vật: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..

- Đới nóng: 

+ Phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

+ Thực vật phổ biến là kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,..

+ Động vật chủ yếu là các loài bò sát như: thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…

Bùi Tuấn Trung
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:40

Tham khảo:

Xác định trên lược đồ: 

+ Dãy núi Trường Sơn: Chạy dọc theo sườn duyên dải miền Trung.

+ Dãy núi Bạch Mã: là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
+ Đèo Hải Vân: Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Vườn Quốc gia : Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở phần Bắc dãy núi Trường Sơn  thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Quần đảo Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý

+ Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, 
- Địa hình vùng duyên hải miền Trung có sự khác biệt từ tây sang đông, phía tay là địa hình nhiều đồi núi, phí đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
18 tháng 9 2023 lúc 22:23

- Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:

+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...

+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

+ Châu lục: Châu Á.

- Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:

+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.

+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Địa hình:

+ Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

+ Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

Hải văn

+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

+ Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

Sinh vật

+ Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

+ Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

Khoáng sản

+ Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

+ Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:

- Địa hình: độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Khoáng sản: giàu có (than, sắt, dầu mỏ).

- Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.

- Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…

ebisu hotei
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các biển và đại dương mà châu Phi tiếp giáp: 

+ Biển: Biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.

+ Đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương

- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:

+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.

+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).