nhưng thuật lợi và khó khăn của việt nam khi tham gia vào liên hợp quốc
Nêu hoàn cảnh ra đơi, mục tiêu và quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ?
* Hoàn cảnh ra đời :
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan
* Mục tiêu :
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
*Quá trình phát triển :
- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.
- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.
* Với Việt Nam
- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.
Đánh dấu X vào trước những ý kiến em cho là đúng:
Tham gia quyên góp, ủng hộ khi xã (Phường) phát động phong trào “Giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã
Đã yêu quê hương thì nhất thiết phải sống ở quê hương
Nhiệt tình tham gia hoạt động hè do xã (Phường) phát động
Yêu hòa bình là biết tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác
Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của những người lớn
Việt Nam là một nước thành viên của Liên hợp quốc
- Tham gia quyên góp, ủng hộ khi xã (Phường) phát động phong trào “Giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã
- Nhiệt tình tham gia hoạt động hè do xã (Phường) phát động
- Yêu hòa bình là biết tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác
- Việt Nam là một nước thành viên của Liên hợp quốc
Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gạp phải những khó khăn nào?
A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Khác biệt về thể chế chính trị.
C. Bất đồng về ngôn ngữ.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D. Cả 3 ý trên.
Giải thích: (trang 60 SGK Địa lí 8).
việt nam là 1 quốc gia có nhiều dân tộc đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối vs sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước? địa lý lớp 9
Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam.
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam của những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc nước ta hiện nay?
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
- Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển vùng trời Tổ Quốc,..).
a, Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển núi với những quốc gia nào?
b, Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Câu a :
Phía bắc giáp Trung Quốc
Phía tây giáp Lào, Campuchia
Phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Câu b :
Ý nghĩa của vùng biển
*Thuận lợi :
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
=> Điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...
a. Biên giới đất liền: Trung Quốc,Thái Lan,Lào,Campuchia
b.
*Thuận lợi: vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế,trên biển có nhiều khoáng sản,đặc biệt là dầu khí,hải sản phong phú,có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch,bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi để xây dựng hải sảng,phát triển giao thông vậntải biển,biển nước ta còn là một kho muối khổng lồ
- khó khăn: thiên tai thường xảy ra ( bão, nước biển dâng,sạt lở bờ biển,..) môi trường biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.
Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,
NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ
A. 194.
B. 149.
C. 195.
D. 159.
Đáp án B
Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149
việt nam gia nhập asean có những thuận lợi và khó khăn gì
Iss:
+Thuận lợi
Quan hệ mậu dịch:Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26, 8%Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.Mặt hàng xuất khẩu chính là gạoMặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo.+Khó khăn
Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hộiKhác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữNhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.Thuận lợi:
Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...
- Khó khăn:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...
Thuận lợi:Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...- Khó khăn:Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,..