Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Thảo Chi
Xem chi tiết
Nguyen An Khanh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
15 tháng 4 2022 lúc 20:52

C. Chùa Tây Phương
 

anime khắc nguyệt
15 tháng 4 2022 lúc 20:53

c

Cool Nick
15 tháng 4 2022 lúc 20:53

c

Đoàn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Quân
27 tháng 2 2020 lúc 11:23

D. Tháp Báo Thiên, Chùa Một Cột.

Khách vãng lai đã xóa
 ❤♚ℳℴℴทℛℴƴຮ♚❤
27 tháng 2 2020 lúc 11:25

mk nghĩ là D

bạn tích cho mk nha

Khách vãng lai đã xóa

Trả lời:

D.Tháp Báo Thiên, Chùa Một Cột.

Chúc bạn học tốt

Forever

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 6 2017 lúc 16:52

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr112)

Nguyễn Hồng An
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
23 tháng 4 2022 lúc 11:18

TK

Giai đoạn này bắt đầu khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định (1787) và kết thúc khi ông đánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhất hoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là Hoàng đế Gia Long.
Chuu
23 tháng 4 2022 lúc 11:18

1801

Lysr
23 tháng 4 2022 lúc 11:18

1802

Hihi
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
15 tháng 3 2022 lúc 8:14

TK

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ hội tụ những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Nơi đây còn mang những nét đẹp của đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam thời xưa. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ, một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Việt Nam.

Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 8:14

REFER

Nét đẹp văn hóa tâm linh là một trong những nét đặc trưng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trong việc thắp hương, cầu may,cúng bái thần Phật tại các chùa chiền, đền miếu linh thiêng, cổ kính. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất phải kể đến chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Nơi đây được đặt tên là Thiên Mụ là bởi khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã xem xét hình thế núi non để mưu đồ xây dựng nghiệp lớn, thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Được người dân kể lại nơi đây vào ban đêm có một bà già mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên gò đồi mà truyền rằng sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, chúa Nguyễn đã cho người xây một ngôi chùa đặt tên là chùa Thiên Mụ và gò đồi kia được người dân đặt tên là Thiên Mụ.

Có thể nói, ngôi chùa này là tụ hội những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Dưới thời chúa Quốc, trong giai đoạn Phật giáo xứ đàng Trong vô cùng phát triển và hưng thịnh, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chùa được chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… tuy nhiên nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua. Trong đó phải kể đến tháp Phước Duyên _ biểu tượng nổi tiếng  của chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân. Tuy vậy, sau trận bão năm 1904, tháp bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình không còn nguyên vẹn như đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Dù đã được xây dựng lại vào năm 1907 nhưng chùa không còn được to lớn như trước. Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Không chỉ có những nét đẹp về kiến trúc mà chùa Thiên Mụ còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa chính là chứng nhân của lịch sử bởi nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của các triều đại từ thời chúa Nguyễn giai đoạn nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài đến triều đại nhà Nguyễn với nhiều những biến động và sự đổi thay. Chùa còn mang giá trị văn hóa tâm linh trường tồn với nhiều đình tháp có lịch sử hình thành gần 300 năm. Không chỉ vậy, hàng năm chùa đón nhiều đợt khách đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may đã đem lại giá trị du lịch cao. Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Như vậy với những giá trị đó, chùa Thiên Mụ chính là niềm tự hào của người dân cố đô Huế nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bả văn hóa tâm linh của nước ta từ gần ba thế kỷ trước đến với bạn bè quốc tế, cần được bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp đến với thế hệ nay và mai sau.

Tạ Phương Linh
15 tháng 3 2022 lúc 8:19

Tham Khảo:

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.

Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.

Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.

Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.

Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.

Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.

thuuminhh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 10:23

Chính quyền đầu tiên nào xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Chúa Trịnh ở Đàng Trong.                   B. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài.

C. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.                   D. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

trinhthikhanhvy
Xem chi tiết
Chanh Xanh
13 tháng 12 2021 lúc 10:11

 D. Bia đá Vĩnh lăng, tháp Báo Thiên, tháp Bình Sơn.

35. tranphivu
13 tháng 12 2021 lúc 10:12

d

phung tuan anh phung tua...
13 tháng 12 2021 lúc 10:12

D

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
1 tháng 10 2018 lúc 2:57

Đáp án A