Dựa vào hình 3, em hãy cho biết nước ngầm được hình thành như thế nào.
Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?
Tham khảo
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
* Gió mùa đông:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Nguồn gốc:
+ Ở miền Bắc, do tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống;
+ Ở miền Nam, do hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu.
- Hướng gió: Đông Bắc
- Hệ quả:
+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn);
+ Tạo mùa khô cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho khu vực Duyên hải miền Trung.
* Gió mùa hạ:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10
+ Nguồn gốc: do tác động của các khối khí nhiệt đới ẩm:
+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.
- Hướng gió: Tây Nam (riêng miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng Đông Nam).
- Hệ quả:
+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.
Em hãy cho biết: dạng địa hình cácxtơ ở nước ta được hình thành như thế nào?
Địa hình cácxtơ nhiệt đới
Địa hình này ở nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hoà tan đá:
C a C O 3 + H 2 C O 3 = C a ( H C O 3 ) 2
Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.
- Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
Em hãy cho biết: địa hình cao nguyên badan ở nước ta được hình thành như thế nào?
Địa hình cao nguyên badan
Các cao nguyên badan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác một số nơi khác như: Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,... Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2.
Em hãy cho biết: địa hình đê sông, đê biển ở nước ta được hình thành như thế nào?
Địa hình đê sông, đê biển
Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,... để chông lụt. Hệ thống đê dài trên 2700 km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 7 đến 10 m.
Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định,... để ngăn mặn, chống sự xâm nhập của thủy triều,...
Các hồ chứa nước do con người đắp đập ngăn sông, suôi tạo thành. Ở Việt Nam có hàng trăm hồ lớn nhân tạo với nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: hồ thủy điện Hòa Bình, Trị An, Thác Bà,...; hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ,...
Em hãy cho biết: địa hình đồng bằng phù sa mới ở nước ta được hình thành như thế nào?
Địa hình đồng bằng phù sa mới
Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào Đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000 - 6000 m. Tổng diện tích các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000 km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.
Dựa vào Hình 7.10 em hãy cho biết:
1. Phôi được kẹp như thế nào trên ê tô?
2. Nêu quy trình đục kim loại.
Tham khảo
Câu hỏi 1: Phôi được kẹp chặt trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Câu hỏi 2: Quy trình đục kim loại:
Bước 1. Lấy dấu
Dùng mũi vạch dấu lấy dấu đường đục hoặc chiều sâu phải đục trên phôi.
Bước 2. Kẹp phôi
Kẹp chặt phôi trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Bước 3. Thao tác đục
Đặt lưỡi đục hợp với mặt phẳng cần đục một góc khoảng 30°. Đánh búa nhẹ nhàng bằng cánh tay kết hợp với cổ tay cho lưỡi đục ăn vào phôi. Tiếp tục đánh búa mạnh và đều cho đến khi đục hết lớp kim loại.
Mắt luôn nhìn theo lưỡi đục để điều chỉnh chiều sâu đục đều nhau.
Tham khảo:
Câu hỏi 1: Phôi được kẹp chặt trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Câu hỏi 2: Quy trình đục kim loại:
Bước 1. Lấy dấu
Dùng mũi vạch dấu lấy dấu đường đục hoặc chiều sâu phải đục trên phôi.
Bước 2. Kẹp phôi
Kẹp chặt phôi trên ê tô, mặt trên của phôi cao hơn mặt ê tô khoảng 10 mm.
Bước 3. Thao tác đục
Đặt lưỡi đục hợp với mặt phẳng cần đục một góc khoảng 30°. Đánh búa nhẹ nhàng bằng cánh tay kết hợp với cổ tay cho lưỡi đục ăn vào phôi. Tiếp tục đánh búa mạnh và đều cho đến khi đục hết lớp kim loại.
Mắt luôn nhìn theo lưỡi đục để điều chỉnh chiều sâu đục đều nhau.
Dựa vào hình 6.5 cho biết :
a) Thành phần cấu tạo của sucrose (saccharose)?
b) Sucrose được hình thành như thế nào?
a) Thành phần cấu tạo của sucrose là glucose (mạch vòng) và fructose (mạch vòng).
b) Phân tử glucose mất đi 1 H, phân tử fructose mất đi 1 nhóm OH tạo thành 2 gốc tự do. Sau đó 2 gốc này bắt nhau bằng liên kết glycosidic. H và OH liên kết lại với nhau thành nước.
- Dựa vào hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Tên đảo lớn nhất ở nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
- Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
- Đảo lớn nhất của nước ta là đảo phú quốc, diện tích: 568 km2, thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.
- Quần đảo xa nhất của nước ta là quần đảo Trường SA (thuộc tỉnh Khánh Hòa).