Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Hà Trang
Xem chi tiết
Xu 6 xí=))
19 tháng 4 2022 lúc 21:16

tham khảo

1.Khái niệm truyền thuyếttruyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường  kết thúc mở.

2.Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu,  sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin

3.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng… + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện  một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

5.Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

8.Khái niệm Văn bản đa phương thức (multimodality texts) chỉ loại văn bản trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… lần này cũng được chú ý cả trong đọc hiểu và tạo lập.

mik chỉ lm đc mấy câu này thoi:)

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
19 tháng 4 2022 lúc 21:20

Câu 1:Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian,có yếu tố kì ảo hoang đường,kể về sự việc và nhân vật liên quan tới lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục,cảnh vật địa phương theo quan niệm của dân gian

Câu 2:Văn bản thông tin là thuật lại một sự kiện chính trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân-kết quả .

Đ2 của văn bản thông tin:giải thích cho người đọc hiểu về thế giới xã hội

Câu 3:Truyện cổ tích là truyện sáng tác do nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác

Câu 4:

Khác nhau:

Truyện truyền thuyết:kể về sự việc và nhân vật liên quan tới lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục,cảnh vật địa phương theo quan niệm của dân gian

Truyện cổ tích:kể về một nhân vật nào đó để thể hiện về ước mơ và cuộc sống của nhân dân.

Câu 5;

văn bản nghị luận là trình bày về một vấn đề nào đó

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:26

Tham khảo:

- Đặc điểm lao động Nhật Bản: người lao động cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục.

⟹ Là một đất nước có nhiều khó khăn hạn chế về điều kiện tự nhiên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Nhật Bản đã khắc phục và nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Để đạt được thành tựu trên, vai trò của con người Nhật Bản quan trọng nhất:đó là tinh thần tự cường, tính kỉ luật cao, ý chí vươn lên, lao động cần cù và có chất xám tốt. Vì vậy có thể khẳng định con người là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 2024 lúc 21:56

- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.

- Về hình thức: các văn này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, trong một văn bản).

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 21:00

tham khảo

- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một: 

+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.

+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.

+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....

- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.

+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 2024 lúc 19:49

Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề: 

- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần

- Học cách tìm nội dung chính

- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

Đặc điểm của văn bản rõ ràng, mạch lạc phục vụ cho mục đích của văn bản. 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 13:48

tham khảo

a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

Loại văn bản

Đặc điểm nổi bật

Nghị luận

Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.

- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Thông tin

- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.

Ví dụ:

Lớp

Bài nghị luận văn học

Bài đọc hiểu liên quan

Lớp 6

Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).

Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)

Ca dao Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

Lớp 7

- Ông Đồ - Vũ Đình Liên

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)

- …

Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

- …

Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp

Bài nghị luận xã hội

Vấn đề của đời sống

Lớp 6

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).

Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)

Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)

Lớp 7

Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)

- Tiếng gà trưa

- Ca Huế

- …

Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người

c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.

Ví dụ:

Lớp

Nội dung đề tài

Hình thức văn bản

Lớp 6

- Về một sự kiện (lịch sử)

- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..)

- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian

- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả

Lớp 7

- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.

 

 

 
tuanphong7591
12 tháng 9 2024 lúc 20:10

Hỏi là gì vậy bn

tuanphong7591
12 tháng 9 2024 lúc 20:10

Câu hỏi là gì vậy bn

 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 1 2024 lúc 16:44

- Thông tin cơ bản: hướng dẫn cách đọc văn bản nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản: 

+ Đặc điểm văn bản: dễ hiểu, ngắn gọn, nội dung được chia thành nhiều phần với đề mục cụ thể, kèm ảnh minh họa để làm rõ vấn đề.

+ Mục đích viết văn bản: giúp học sinh đọc được nhanh và hiệu quả hơn.

=> Cách trình bày có sự gần gũi, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với nhau để làm rõ mục đích.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 2024 lúc 20:16

1. Mục đích:

Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...).

 

2. Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin:

Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình bản đồ,...

3. Dữ liệu

Là sự thật hiển nhiên hoặc những phát biểu/ tuyên bố được xác minh bằng những bằng chứng cụ thể, được đo lường, quan sát một cách khoa học và mọi người công nhận. Vì thế, dữ liệu mang tính khách quan và là yếu tố làm nên tính chính xác, đáng tin cậy của văn bản thông tin.

4. Thái độ, ý kiến, quan điểm

Trình bày dưới dạng những phát biểu thể hiện niềm tin, cảm nhận hoặc suy nghĩ của người viết về một vấn đề/ đối tượng nào đó. Ý kiến, quan điểm có thể được/ không được xác minh bằng sự thật hoặc chứng cứ cụ thể, vì đó có thể là những suy nghĩ cảm tính hoặc diễn giải của người viết về thông tin, dữ liệu. Vì vậy, thái độ, ý kiến và quan điểm thường mang tính chủ quan. Đó là lí do dẫn đến hiện tượng cùng một dữ liệu, nhưng có thể có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về dữ liệu ấy.

5. Thông tin cơ bản

Là thông tin quan trọng nhất mà người viết muốn truyền tải văn bản. Thông tin cơ bản được hỗ trợ bởi các thông tin chi tiết.

6. Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu:

Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản thông tin thường được trình bày theo một số cách nhất định để hỗ trợ người đọc nhận ra mối liên hệ giữa chúng chẳng hạn như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh – đối chiếu, cấu trúc vấn đề – cách giải quyết.

Nguyễn Xuân Tài
Xem chi tiết